cac_dai_bieu_du_hoi_nghi_tai_diem_cau_ha_noi_anh_dangcongsanvn2823768_2962018.jpgCác đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. Ảnh: Dangcongsan.vn
Tiếp tục chương trình làm việc buổi chiều, các đại biểu của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước quán triệt 2 nghị quyết: Nghị quyết về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và Nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Dự và chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trần Quốc Vượng - Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; Võ Văn Thưởng - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ  Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành; các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội Trung ương…

Dự và chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Nghệ An có đồng chí: Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Nguyễn Xuân Sơn - Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Xuân Đường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Trưởng, phó các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; các cán bộ chủ chốt cấp huyện và đảng ủy trực thuộc.

Bước vào phiên làm việc buổi chiều, đồng chí Đào Ngọc Dung - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đã giới thiệu, quán triệt Nghị quyết số 28-NQ/TW Về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
Nói về tầm quan trọng của vấn đề cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH khẳng định: Bảo hiểm xã hội là một trong hai trụ cột quan trọng nhất trong chính sách an sinh xã hội. Mục tiêu nhằm tiến tới bảo hiểm xã hội toàn dân, đảm bảo cho mọi người dân được tiếp cận những thành tựu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nghị quyết số 28-NQ/TW  về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội là sự đánh giá hiện thực khách quan về công tác an sinh xã hội trên lĩnh vực bảo hiểm, nêu rõ những tồn tại, hạn chế trong chính sách bảo hiểm lâu nay ở nước ta, đồng thời hướng đến mục tiêu cải cách chính sách bảo hiểm xã hội từ nay đến năm 2030, để đây thực sự là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội.

Công tác cán bộ: Phải coi trọng đức và tài, trong đó đức là gốc

(Baonghean.vn) - Đây là khẳng định của đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương tại Hội nghị trực tuyến cán bộ toàn quốc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết Trung ương 7, khóa XII của Đảng.
Đồng chí Đào Ngọc Dung - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH giới thiệu Nghị quyết về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Ảnh: Đào Tuấn
Nghị quyết cũng đề ra 11 nội dung cần cải cách, trong đó có quy định về xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng; sửa đổi quy định về điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí theo hướng linh hoạt, đồng thời với việc điều chỉnh cách tính lương hưu theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nghị quyết cũng đề ra nội dung cải cách trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách nhằm củng cố niềm tin, tăng mức độ hài lòng của người dân tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội; thực hiện điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình; sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để đạt mục tiêu mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội…
Các đại biểu điểm cầu Nghệ An tiếp thu các Nghị quyết Trung ương 7. Ảnh: Đào Tuấn
Tiếp đó, các đại biểu đã được nghe đồng chí Lê Vĩnh Tân - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ giới thiệu, quán triệt Nghị quyết số 27-NQ/TW Về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Theo đó, với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, chính sách tiền lương là chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính đảm bảo đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội... Nghị quyết số 27-NQ/TW Về cải cách chính sách tiền lương được thực hiện tại 2 khu vực là khu vực công (cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang) và khu vực doanh nghiệp (doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước).
Đồng chí Lê Vĩnh Tân giới thiệu về Nghị quyết số 27-NQ/TW Về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Ảnh: Đào Tuấn
Đối với khu vực công, thực hiện thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp). Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng; Những quy định cụ thể về việc sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương...
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Đào Tuấn
Đối với khu vực doanh nghiệp: Sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách về tiền lương tối thiểu vùng theo tháng; bổ sung quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ nhằm nâng cao độ bao phủ của tiền lương tối thiểu và đáp ứng tính linh hoạt của thị trường lao động. 
Các doanh nghiệp được tự quyết định chính sách tiền lương và trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố và thực hiện trên cơ sở thỏa ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.
Lộ trình cải cách chính sách tiền lương sẽ được thực hiện từ năm 2018 đến năm 2030.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Đào Tuấn
Cùng tham gia chỉ đạo Hội nghị, trong phát biểu kết luận, đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của các Nghị quyết đã thông qua tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7, khóa XII của Đảng.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng yêu cầu các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 phải gắn chặt với việc thực hiện các Nghị quyết Trung ương 4, 5, 6 khóa XII. Ảnh: Đào Tuấn
Để khẩn trương đưa Nghị quyết vào cuộc sống, đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương và tổ chức cơ sở đảng trên cả nước cần sớm tổ chức quán triệt sâu rộng Nghị quyết Trung ương 7, khóa XII đến với cán bộ, đảng viên đảm bảo đúng thời gian và chất lượng. Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cũng lưu ý: Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 phải gắn chặt với việc thực hiện các Nghị quyết Trung ương 4, 5, 6 khóa XII, nhất là Nghị quyết về Một số vấn đề tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh phát biểu kết luận Hội nghị tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Đào Tuấn
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, phát biểu kết luận Hội nghị tại điểm cầu Nghệ An, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã lưu ý các đại biểu: Nghị quyết Trung ương 7, khóa XII  gồm nhiều nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là những vấn đề cốt lõi quyết định đến sự phát triển bền vững của đất nước và sát sườn đối với mỗi cán bộ đảng viên. Chính vì vậy, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các đại biểu sau khi tiếp thu, quán triệt Nghị quyết cần tiếp tục nghiên cứu, học tập và triển khai sâu rộng trong các cơ quan, đơn vị và ngành mình quản lý.