Hoa hậu Công Thị Nghĩa chỉ cao 1,61m, số đo 3 vòng 86 - 62 - 88 cm và nặng 53 kg. Á hậu 1 là Nguyễn Thị Ninh, cũng người Hà Nội di cư và Á hậu 2 là Ngô Yên Thu, sinh viên ĐH Cần Thơ.
Từng làm điệp báo và bị thực dân Pháp bắt giữ
Bà Công Thị Nghĩa được biết đến nhiều hơn với tên gọi Thu Trang. Thu Trang là bút danh khi Công Thị Nghĩa làm báo, sáng tác văn chương và viết sách nghiên cứu về lịch sử.
Năm 1950, bà tham gia Việt Minh, làm điệp báo tại nội thành Sài Gòn, từng vào chiến khu. Thu Trang bị thực dân Pháp bắt vào khoảng tháng 7/1952, bị giam ở bốt Catinat - nay là trụ sở của Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM, sau đó bị chuyển qua Khám Lớn Sài Gòn - nay là Thư viện Tổng hợp TP.HCM. Vào tháng 6/1953, luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã biện hộ và giải thoát cho Thu Trang, giúp bà giành lại cuộc sống tự do.
Ra tù, bà Thu Trang trở thành một nữ nhà báo, bà còn làm thơ, truyện ngắn, truyện dài. Trong một lần bà được tòa soạn cử đi lấy tin về cuộc thi Hoa hậu 1955, vài người quen biết trong ban tổ chức đã khuyên bà đăng ký dự thi. Cơ duyên này đã giúp Thu Trang bước lên ngôi vị cao nhất sau đó.
Từ đầu năm 1956, bà bước vào lĩnh vực điện ảnh với các vai diễn trong phim "Chúng tôi muốn sống" với vai Kiều Nguyệt Nga trong phim "Lục Vân Tiên" (đạo diễn Tống Ngọc Hạp).
Cuộc tình tội lỗi với đạo diễn trẻ đã có gia đình
Năm 1957, Hoa hậu – diễn viên Thu Trang và đạo diễn Tống Ngọc Hạp đem Lục Vân Tiên sang Nhật để lồng tiếng, âm nhạc và tham dự Đại hội điện ảnh châu Á tại nước này. Chuyến đi chỉ có 2 người. Bà cũng không ngờ đó là bước khởi đầu của một cuộc tình oan trái.
Sau chuyến đi, bà mang thai trong sự chỉ trích nặng nề của dư luận. Bỏ qua những điều tiếng, Hoa hậu Thu Trang vẫn quyết định sinh con trai là Tống Ngọc Vân Tiên và tiếp tục sống tại Sài Gòn.
Năm 1956, những người "kháng chiến cũ" bị truy bắt, nhận được "thư rơi" của các đồng chí cũ mật báo, Thu Trang đã quyết định rời Sài Gòn. Chế độ Diệm thời đó cho rằng, sự ra đi yên lành của bà là đã "để mất một Việt cộng".