Ảnh: Sách Nguyễn
Sáng 26/3/1976, ông Trương Kiện - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ Tĩnh tuyên bố khởi công đại thủy nông Kẻ Gỗ. Ngay sau đó, hàng nghìn thanh niên tràn ngập công trường "tay anh phá đá, tay em đào sỏi". Ảnh: Sách Nguyễn

Phương án ban đầu cho hồ Kẻ Gỗ là hoàn thành trong 10 năm, sau rút xuống còn 6 năm, rồi 3 năm. Hồ Kẻ Gỗ có dung tích 345 triệu m3, đủ điều kiện cung cấp nước cho cây trồng, vật nuôi, nước sinh hoạt cho cả một vùng quê rộng lớn bao gồm các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh. Ảnh: Sách Nguyễn

 

Công trình hồ Kẻ Gỗ còn có tác dụng cung cấp nước tưới cho công nghiệp, điều tiết lũ, chống xói mòn, ngập úng cho vùng hạ du, góp phần xây dựng môi trường sinh thái một cách bền vững. Hồ Kẻ Gỗ đã góp phần xóa sự đói nghèo cho hàng vạn người dân đã bao đời chịu sự khắc nghiệt của thiên tai để đi đến sự ấm no, hạnh phúc. Ảnh: Sách Nguyễn

Hồ Kẻ Gỗ ngoài là địa danh nổi tiếng, gắn với niềm tự hào, tinh thần đoàn kết của nhân dân cả nước và bao câu chuyện đầy xúc động của một thời hào hùng phá đá, đắp đập, hiện nay còn là một điểm đến đầy ấn tượng cho những ai thích khám phá, trải nghiệm. Ảnh: Thanh Hải
 
Tại đây, có công trình đền thờ Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, người có công lớn trong xây dựng công trình đại thủy nông này. Ảnh: Trần Đức Cường
Trong những ngày hè nóng nực, đến đây có thể thả mình vào không gian bao la với núi rừng, mặt hồ rộng mênh mông xanh biếc cùng với gió ngàn nghe "bao nhiêu là chuyện lạ". Trong ảnh là cầu dẫn vào đền thờ Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Ảnh: Thanh Hải