Sau những ngày căng thẳng học tập và thi cử, mùa hè là lúc học sinh có thể thỏa sức vui chơi, tái tạo năng lượng cho các kỳ học tiếp theo.

Dịp này, trẻ có thể cho đầu óc nghỉ xả hơi để tham gia vào các hoạt động vui chơi ngoài trời, buổi ngoại khóa bổ ích, chơi thể thao hay học thêm một vài ngôn ngữ mới. Những chương trình học ngoại ngữ kết hợp với hoạt động ngoại khóa giúp các em bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng mà không gây áp lực.
 
776944_small_75980.jpg

                                    Học sinh tham gia lớp tiếng Anh hè.
 
Tâm lý chung của trẻ từ 6-15 tuổi

Theo Tiến sỹ Nguyễn Minh Đức, Viện trưởng Viện nghiên cứu sự phát triển sớm của trẻ em, trẻ sau 6 tuổi thì bước sang môi trường học tập khác với trước đó. Từ môi trường học mà chơi, chơi mà học sang mô hình học theo thời khóa biểu nghiêm túc, sẽ có nhiều căng thẳng hơn trước sau những giờ học chính khoá. Hơn nữa, học sinh tiểu học bắt đầu thích xã hội hoá, vượt ra khỏi không gian gia đình để thoả mãn nhu cầu khám phá, để quên đi những khó khăn trong gắn bó với người thân ở độ tuổi trước.

Do đó, khoảng thời gian hè, không nên giữ quan điểm ép trẻ học nhưng nếu để trẻ vui chơi thư giãn thì phải xem lại cách vui chơi thư giãn có dẫn đến hậu quả xấu cho sự phát triển cảm xúc, trí tuệ hay không. Hiện nay có một xu hướng có nhiều bạn nhỏ tạn dụng thời gian hè để vui chơi tự do, ngồi trước màn hình chơi game, lướt web nhiều mà ít tương tác với bạn bè, ít thu nhập thêm nguyên liệu cho não bộ tư duy sáng tạo. Xu hướng này có thể gây căng thẳng, kích động thần kinh thái quá. Và sau mấy tháng hè nhiều em không chỉ bị giảm sút khả năng trí tuệ mà mất luôn cả hứng thú, thói quen học tập. Đó là cái giá phải trả lớn nhất của việc vui chơi tự do. Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu những cách học mà chơi để giúp cho các em thư giãn thoải mái mà vẫn giữ được hứng thú, đam mê, nề nếp học tập để tiếp tục học lên sau kỳ nghỉ hè.

Hình thức học tiếng Anh hè tốt nhất cho trẻ

Cũng theo TS. Nguyễn Minh Đức, để kích thích khả năng học ngoại ngữ ở nhà cho con em, các bậc phụ huynh cần chú ý giúp con em giải toả hai loại nhu cầu trên bằng cách giúp các em tận dụng thế mạnh của các trung tâm hoặc câu lạc bộ tiếng Anh có phương pháp gần với cách học mà chơi, chơi mà học mà giúp con em biết cách khám phá thế giới xung quanh. Trên cơ sở đó, các em sẽ tìm ra một cách tương tác với phụ huynh ở nhà như các em làm cô giáo, thầy giáo, tổ chức lại các trò chơi học tập đã học được... Cách này hiệu quả hơn là mời gia sư về nhà dạy.
 


                               CLB kịch được thầy cô giáo trực tiếp sửa lỗi.
 
Đồng quan điểm với TS Nguyễn Minh Đức, ông Gavan Iacono, Tổng Giám đốc Language Link Việt Nam cho rằng: đặc điểm của trẻ là hiếu động, giàu năng lực, khó tập trung, khả năng ghi nhớ còn thụ động, chưa có định hướng. Cách tốt nhất để trẻ hứng thú với tiếng Anh là các chương trình học không bị gò bó. Học mà chơi sẽ có tác dụng hơn là việc chỉ tập trung vào lý thuyết. Bên cạnh đó, các chương trình sử dụng âm nhạc, trò chơi cũng giúp trẻ bớt nhàm chán. Tại Language Link, việc kết hợp các chương trình học với việc giới thiệu cho trẻ những câu chuyện ngắn, các bài hát, phim hoạt hình, trò chơi ngôn ngữ... là phương pháp sư phạm được chú trọng. Điều này khuyến khích trẻ thích học và tự tin hơn trong việc sử dụng tiếng Anh. Cụ thể, trẻ được kết hợp việc học tiếng Anh thông qua các môn năng khiếu yêu thích, được sinh hoạt trong các CLB hoàn toàn bằng tiếng Anh như CLB viết văn Inkspray, Kịch, Dàn hợp xướng. Đây là cách Language Link khuyến khích học sinh bộc lộ tài năng vốn có, hỗ trợ môi trường giáo dục lý tưởng để các em được phát huy khả năng của mình.


Tin mới - MD