Tiêm kích Su-27 Việt Nam vừa có buổi diễn tập bắn đạn thật do Quân khu 5 đã tổ chức tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự quốc gia 2 (Bình Định).
Buổi bắn đạn thật được Quân khu 5 đã tổ chức với đề mục “Tiểu đoàn bộ binh được tăng cường binh khí kỹ thuật tiến công địch phòng ngự ở địa hình trung du” diễn ra vào sáng 12/6. Đây là phần kết của diễn tập chỉ huy cơ quan 1 bên 2 cấp ngoài thực địa (diễn ra từ ngày 7 -12/6). Tham gia buổi diễn tập gồm có Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 38, Sư đoàn 2) được tăng cường hỏa lực của Trung đoàn, Sư đoàn; các Lữ đoàn binh chủng của Quân khu: Tăng-Thiết giáp 574, Pháo binh 572, Pháo binh 368, Phòng không 573, Sư đoàn không quân 372 (Quân chủng Phòng không - Không quân) và LLVT địa phương tỉnh Bình Định. Do làm tốt công tác chuẩn bị, huấn luyện, hợp luyện, lực lượng thực binh đã hoàn thành các giai đoạn bắn đạn thật: Không quân chi viện hỏa lực, trung đội dân quân cơ động chiến đấu nghi binh, các đơn vị cơ động chiếm lĩnh xây dựng trận địa xuất phát tiến công; Hỏa lực chuẩn bị, mở cửa đánh chiếm đầu cầu; Xung phong đánh chiếm mục tiêu bên trong; Đánh địch co cụm. Dù chủng loại bom đạn tiêm kích Su-27 sử dụng để hủy diệt mục tiêu trong diễn tập không được tiết lộ, nhưng kho vũ khí Su-27 của Việt Nam có thể mang vác cực ấn tượng với tổng trọng lượng lên tới 8 tấn. Su-27 được trang bị một pháo đơn 30 mm Gryazev-Shipunov GSh-30-1 trong mạn phải thân máy bay, và có tới 10 giá treo vũ khí ngoài, sức chứa 8 tấn, đồng thời mang được 6 tên lửa không đối không tầm trung R-27, 4 tên lửa không đối không tầm nhiệt tầm gần R-73. Tùy theo các bản biến thể mà các vũ khí trang bị có thể được thay đổi đa dạng, từ tên lửa chống bức xạ, tên lửa chống radar, tên lửa không đối đất đến các loại bom. Về thiết kế, Su-27 có cánh tam giác lớn, rút ngắn, với hai động cơ tách rời và một cánh đuôi kép. Khoảng rỗng giữa hai động cơ, tương tự loại F-14 Tomcat, vừa có tác dụng như một bề mặt tạo lực nâng phụ vừa có tác dụng che chắn vũ khí khỏi sự phát hiện của radar. Tuy nhiên Su-27 không hoàn toàn là kiểu máy bay cánh tam giác vì nó vẫn giữ các cánh đuôi ngang truyền thống, với hai cánh đuôi đứng phía trên động cơ, kết hợp với những cánh thăng bằng ở bụng để tăng khả năng ổn định mỗi bên của máy bay. Động cơ phản lực Lyulka AL-31F giúp S-27 đạt tốc độ tối đa Mach.2. (Hình ảnh trong buổi bắn đạn thật hôm 12/6) Su-27 là một loại máy bay rất lớn, và để giảm trọng lượng cấu trúc đến mức tối thiểu, nó sử dụng nhiều titanium (khoảng 30%, nhiều hơn bất kỳ một loại máy bay cùng thời). (Hình ảnh trong buổi bắn đạn thật hôm 12/6) Theo Baodatviet