Mặc dù mục tiêu đã nêu là kiềm chế Trung Quốc, nhưng khối này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh của Nga. Sau đây là tài liệu của Sputnik về kế hoạch này của Mỹ.

my8258888_2962021.pngLực lượng quân sự Mỹ tại Thái Bình Dương. Ảnh tư liệu

Kiểm soát hoàn toàn

Các cuộc đàm phán về việc thành lập một khối quân sự ở châu Á tương tự như Liên minh Bắc Đại Tây Dương đã bắt đầu vào cuối những năm 2000. Năm 2007, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất tổ chức cái gọi là "Đối thoại an ninh bốn bên" (QUAD hay còn gọi là "Tứ giác kim cương") với sự tham gia của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ ở giai đoạn đầu.

Sau đó, các nước châu Á khác có biên giới với Trung Quốc cũng được mời tham gia. Rõ ràng là người Mỹ đứng sau kế hoạch này, họ coi Trung Quốc là kẻ thù địa chính trị chính.

Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào Hoa Kỳ - Lính thủy đánh bộ Mỹ đã từ lâu hiện diện trên các hòn đảo, Mỹ đã xây dựng ở đây các căn cứ quân sự hùng mạnh, Washington cung cấp vũ khí và trang thiết bị quân sự cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Một nước chư hầu khác của Mỹ ở Thái Bình Dương là Australia, đây là đồng minh chính của Mỹ ngoài NATO. Người Úc đã tham gia Chiến tranh vùng Vịnh, đã chiến đấu ở Afghanistan và Iraq. Lực lượng vũ trang Úc với 80.000 quân có các xe tăng Abrams, xe bọc thép chở quân M113, lựu pháo M198 và M2A2, hệ thống tên lửa Javelin và súng trường M4A1, ngoài ra còn có máy bay trực thăng Chinook và Black Hawk.

Theo Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, Mỹ đang đẩy nhanh việc hình thành liên minh chống Trung Quốc dựa trên “Đối thoại An ninh bốn bên”. Đồng thời, họ đang thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ.

Đô đốc Igor Kostyukov - Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga cho biết: “Ngoài Australia và Nhật Bản, Hoa Kỳ rất coi trọng sự tham gia của Ấn Độ trong QUAD, mà quốc gia này có truyền thống xây dựng chính sách đối ngoại một cách độc lập”.

Lĩnh Mỹ trong một cuộc tập trận. Ảnh tư liệu

Theo Đại tá Konstantin Sivkov, Tiến sĩ Khoa học Quân sự, Washington sẽ cố gắng lôi kéo các quốc gia khác như Philippines và Indonesia vào "Tứ giác kim cương".

Ông nói: “Hoa Kỳ muốn thành lập một khối rộng lớn bao phủ toàn bộ phần phía Tây của Thái Bình Dương. Tất nhiên, điều này đe dọa Nga. Tất cả mọi thứ xảy ra ở biên giới phía Đông của chúng tôi. Các hành động của Mỹ có thể dẫn đến việc thành lập một liên minh quân sự Nga-Trung. Đồng thời, Ấn Độ sẽ phải đối mặt với một vấn đề cấp bách - đứng về phía Mỹ với những hậu quả khá nghiêm trọng cho chính họ, hay ủng hộ Nga”.

Lợi dụng mâu thuẫn

Vị chuyên gia gợi ý rằng, nếu các sự kiện phát triển theo kịch bản này, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, trong đó có sự tham gia của Nga, Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ biến thành một khối chính trị-quân sự mở rộng “cửa” cho các nước khác.

Điều đó sẽ làm phức tạp thêm tình hình trong khu vực đối với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Washington vẫn kỳ vọng thiết lập sự kiểm soát hoàn toàn tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mà theo Bộ Tổng tham mưu Nga, trong tương lai khu vực này sẽ trở thành đầu tàu của nền kinh tế thế giới và là đấu trường cạnh tranh giữa các cường quốc hàng đầu.

Để lôi kéo New Delhi vào QUAD, các chính trị gia Mỹ sẽ lợi dụng những mâu thuẫn Trung - Ấn, - Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Tự nhiên Nga Konstantin Sokolov nói với Sputnik.

"Không có gì bất ngờ trong điều này. Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia mạnh nhất trong khu vực, những nước còn lại chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Như mọi khi, mục tiêu của Hoa Kỳ là những cuộc chiến tranh ủy nhiệm, không để lãng phí sức lực của chính mình. Hỗ trợ quân sự, hỗ trợ thông tin là vấn đề thứ yếu”.

Khu vục biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đồ họa: NYT

Chuyên gia chính trị Sokolov không nghi ngờ gì rằng, việc thành lập một khối quân sự như vậy sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực nhất cho Nga.

Ông nhấn mạnh: “Theo truyền thống, chúng tôi có quan hệ thân thiện với cả Trung Quốc và Ấn Độ. Những nỗ lực làm gia tăng đối đầu giữa Ấn Độ và Trung Quốc có thể mang lại cho Matxcơva những khó khăn rất lớn trong chính sách đối ngoại”.

Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng, quá trình thành lập một liên minh quân sự mới trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ kéo dài mấy năm. Vì lý do đơn giản là phe phản đối kế hoạch này và phe ủng hộ nó có số người trong mỗi phe bằng nhau.

Ông Sokolov nhấn mạnh: “Ở Ấn Độ, Trung Quốc và ở các nước khác có rất nhiều người khôn ngoan. Họ hiểu rõ rằng, một liên minh như vậy sẽ làm gia tăng sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, nhưng không giúp củng cố thêm quốc phòng an ninh. Ngược lại, trong khu vực sẽ xuất hiện một tâm điểm đối đầu”.

Chuẩn bị cho chiến tranh

Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã tăng cường đáng kể nhóm quân sự ở khu vực Thái Bình Dương. Các tàu chiến Mỹ thường xuyên đi vào vùng lãnh hải 12 hải lý quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi mà Trung Quốc trong nhiều thập kỷ có tranh chấp với một số nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Các cuộc tập trận của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương gần vùng biển Trung Quốc cũng trở nên thường xuyên hơn. Ví dụ, vào tháng 6, tàu sân bay USS Ronald Reagan vào Biển Đông. Hải quân Mỹ thông báo nhóm tác chiến tàu sân bay đã hành động để đảm bảo an ninh hàng hải cho các đồng minh của Mỹ trong khu vực.

Kể từ năm 2020, Hải quân Mỹ đã triển khai đồng thời ba nhóm tác chiến tàu sân bay trong khu vực. Các máy bay ném bom chiến lược B-52, B-1 và B-2 được chuyển định kỳ đến căn cứ không quân Andersen trên quần đảo Mariana. Đôi khi có tới 15 chiếc máy bay mang vũ khí hạt nhân làm nhiệm vụ tại đây.

Mỹ rút bớt quân đội ở Afghanistan. Ảnh: Reuters

Lầu Năm Góc ngày càng lôi kéo các quốc gia thân thiện tham gia các cuộc diễn tập. Ví dụ, các thủy thủ Nhật Bản và Mỹ đã tăng cường độ huấn luyện chung lên gấp đôi. Vào năm 2021, họ đã gặp nhau 23 lần. Rõ ràng, Bắc Kinh lên tiếng phản đối. Nhưng đáp trả điều đó, phía Mỹ tuyên bố, họ sẽ di chuyển trên biển ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép.

Bộ Tổng tham mưu Nga làm rõ: Hoa Kỳ đã triển khai một nhóm quân bao gồm 400.000 người tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Năm 2019, Hoa Kỳ đã phát triển một chiến lược toàn diện, với mục tiêu giành ưu thế thông qua sự hiện diện quân sự, tăng cường các hoạt động huấn luyện - chiến đấu cũng như trang bị cho các lực lượng vũ trang các hệ thống chiến đấu hiện đại.

Một vài năm trước, ở vùng Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc đã tạo ra một đơn vị mới - Lực lượng Đặc nhiệm Đa miền - để đối phó với các "đối thủ chiến lược", để đột nhập vào hệ thống phòng thủ và tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của đối phương. Nhìn chung, trong khu vực có hơn 200 cơ sở của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ, bao gồm hơn 50 căn cứ quân sự.

Ngoài ra, Washington lên kế hoạch thành lập hạm đội mới, hạm đội Đệ nhất trước năm 2024 trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Hạm đội mới sẽ hoạt động ở phía Đông Ấn Độ Dương. Điều này sẽ giải phóng nguồn lực của Hạm đội 7 để hạm đội này tập trung giải quyết các nhiệm vụ ở Hoa Đông và Biển Đông, đồng thời sẽ tăng cường các hoạt động quân sự để kiềm chế Trung Quốc ở Nam và Đông Nam Á.