Với trẻ em, bơi lội không những có tác dụng hình thành thể trạng của trẻ mà còn giúp cho trẻ xử lý được các tình huống bất ngờ xảy ra khi hoạt động trên sông nước.
Sự vận động dưới nước của trẻ cũng sẽ kích thích các dây thần kinh trong não phát triển. Chính vì thế, trẻ em sẽ trở nên thông minh và linh hoạt hơn nhờ việc học bơi.
Hãy cùng vui đùa với trẻ
Khi đi đến bể bơi với trẻ bạn hãy tạo niềm vui thích khi được đắm mình trong nước, được bơi lội và như vậy trẻ cũng thấy vui và không có gì là miễn cưỡng.
Hãy giúp trẻ vượt qua nổi sợ hãi của chính bản thân
Khi trẻ có nỗi ám ảnh sợ nước hãy có những lời động viên, những buổi học trước để vượt qua nổi sợ này.
Mang theo ít đồ chơi cho trẻ
Hãy mang ít đồ chơi cho trẻ, bằng cách này trẻ có thể chơi đùa, thư giãn để rồi dần dần trẻ làm quen với nước, với bơi lội.
Nên chọn thời điểm thích hợp
Để con trẻ yêu thích bơi lội trước hết làm cho trẻ yêu thích chơi đùa với nước, trước hết nên cho trẻ tắm ở nhà, hãy cho trẻ thư giãn và đừng nghĩ đây là công việc bắt buộc, hãy làm cho trẻ yêu thích đam mê!
Nên chọn địa điểm bơi thích hợp và thuận lợi cho trẻ
Để trẻ thích bơi lội nên chọn hồ bơi ở gần nhà, di chuyển thuận lợi , có những vòi sen (nước ấm ) và có cả khu vui chơi dành cho trẻ.
Nên chọn những giờ bơi hợp lý trong ngày
Để trẻ yêu thích môn bơi lội hãy nên đưa trẻ đến vào những lúc không phải giờ cao điểm, lúc đó trẻ có thể thỏa thích vui đùa trong nước, không bị quấy rầy hay cái nhìn bởi những người bên cạnh.
Không nên ép buộc trẻ
Khi bạn cảm nhận trẻ không thoải mái hay sợ thì không nên ép buộc trẻ. Trong những buổi đầu tiên nếu như vậy vẫn bình thường. Đừng ép buộc, la rầy trẻ mà thay vào đó nên động viên khuyến khích trẻ, vì đôi khi chỉ cần ép buộc thì trẻ sẽ bị ức chế hoàn toàn.
Nên đi cùng với gia đình, bạn bè
Nếu trẻ đi bơi cùng gia đình, cùng bạn bè sẽ tạo cảm giác thoải mái cho trẻ, trẻ được vui đùa với bạn bè cùng lứa tuổi và tạo được đam mê hứng thú trong bơi lội.
Theo SK&ĐS
TIN LIÊN QUAN |
---|