(Baonghean.vn) - Lễ hội Hang Bua, sự kiện văn hóa thường niên của huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã chính thức khai mạc sáng 17/02/2017. Đây là lễ hội gắn liền với Di tích lch sử văn hóa cấp Quốc gia Hang Bua thuộc bản Hồng Tiến 2 xã Châu Tiến (Quỳ Châu). 

» Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân 

Có hàng nghàn du khách thập phương đến với lễ hội Hang Bua năm 2017, trong đó có những du khách đến từ tỉnh Quảng Ngãi xa xôi.
Hàng nghàn du khách thập phương đến với lễ hội Hang Bua năm 2017.

Lễ hội hang Bua là hoạt động văn hóa truyến thống giàu bản sắc của đồng bào Thái vùng mường Chiêng Ngam, một trong 9 mường lớn thuộc phủ Quỳ Châu. Lễ hội được khôi phục từ năm 1996, từ đó được chính quyền và nhân dân địa phương duy trì tổ chức hàng năm.

Không gian của lễ hội là một bãi đất rộng dưới chân núi Phà Én, nơi có di tích Hang Bua nổi tiếng bậc nhất miền tây xứ Nghệ. Lễ hội gắn liền với huyền tích về những người đến khai bản lập mường từ thuở xưa. Đó là 3 anh em Xiêu Bọ, Xiêu Ké, Xiêu Luông - những người có công khai hoang khẩn hóa đất đai, dẫn nguồn nước về làng bản và chỉ huy người dân chống giặc cướp. Vùng đất cũng gắn với sự tích về mồi tình của anh hùng Khủn Tinh và nàng Ny. Nơi đây cũng chứng kiến những trận chiến nổi tiếng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thế kỷ 15. Đây cũng là vùng hoạt động của chiến sỹ Cần vương Lang Văn Thiết hồi cuối thế kỷ 19. Di tích được Bộ Văn Hóa – Thông Tin cấp bằng “Di tích lịch sử văn hóa – thắng cảnh” năm 1997.

Trước giờ khai mạc đã diễn ra lễ đại tế tại đền Mường Chiêng Ngam có sự tham gia của lãnh đạo địa phương và đông đảo du khách gần xa.

Lễ hội Hang Bua năm 2017 diễn ra trong các ngày 16, 17, 18/02 (tức 19, 20, 21 tháng Giêng âm lịch). Trước ngày khai hội đã diễn ra một số hoạt động như biểu diễn nghi lễ Xăng khan của người Thái, thi văn nghệ của các xã, thị trấn cùng nhiều cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn.

Màn biểu diễn Xăng khan (Nghi lễ của các thầy mo) độc đáo trước giờ khai mạc.
Phần hội được khai màn bắc điệu khắc luống và nhảy sạp, thi thể thao...

Sau phần lễ, phần hội có những hoạt động sôi nổi như: thi kéo co đẩy gậy, ném còn, cuốn hương trầm, viết chữ Thái, ngoài ra còn có phần thi cúng lễ rượu cần. Trò “tó mác lẹ”, môn thể thao dân gian của cộng đồng người Thái cũng cũng được tổ chức thi tại lễ hội. 

NPV

TIN LIÊN QUAN