Ông Nguyễn Trường Giang, Cục phó Hải quan Bình Dương cho biết, đến cuối năm 2017 toàn tỉnh có 95 doanh nghiệp nợ thuế chuyên thu với số tiền gần 90 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn và nợ cưỡng chế thu là 67 tỷ. Hầu hết doanh nghiệp trong diện khó thu hồi nợ thuế, giải thể, ngưng hoạt động, chây ỳ và nợ của những doanh nghiệp mất tích không có khả năng thu hồi rơi vào các lĩnh vực sản xuất giày da, may mặc.  

haiquanbd365415168656906497473_2912018.jpgCán bộ Cục Hải quan Bình Dương đang kiểm tra hàng hóa so với tờ khai hải quan
 “Hiện Cục Hải quan tỉnh đang phối hợp với cơ quan chức năng để tiến hành xác minh thông tin hoạt động của doanh nghiệp; phối hợp với các ngân hàng để xác minh thông tin tài khoản nhằm áp dụng biện pháp trích tiền gửi ngân hàng để nộp ngân sách”, ông Giang nói.

Tuy nhiên, theo Phó cục trưởng Hải quan Bình Dương, con số nêu trên không ảnh hưởng đến chỉ tiêu, kế hoạch thu của năm 2017 chỉ chiếm 0,49% so với tổng thu ngân sách thực hiện được 13.448 tỷ đồng; vượt so với chỉ tiêu Bộ Tài chính giao thu 11.500 tỷ đồng và bổ sung sau đó lên 12.900 tỷ đồng. Ngoài ra, Hải quan tỉnh Bình Dương cũng đã phát hiện 525 vụ vi phạm trong lĩnh vực hải quan với số tiền hơn 13 tỷ đồng, ấn định thuế 208 trường hợp với số tiền 64,7 tỷ đồng; chuyển cơ quan chức năng tiến hành khởi tố hình sự vụ buôn lậu hàng hóa trị giá 8 tỷ đồng.