(Baonghean.vn) - Với lương tâm, trách nhiệm của những tín đồ Kitô hữu chúng tôi không thể không nói ra để mọi người nhận biết đâu là con người thật của linh mục Nguyễn Đình Thục.

» Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân
 

Thưa tất cả anh chị em cộng đồng người công giáo, quả thật chúng tôi không muốn nói ra điều này, nhưng với lương tâm, trách nhiệm của những tín đồ Kitô hữu chúng tôi không thể không nói ra để mọi người nhận biết đâu là con người thật của linh mục Nguyễn Đình Thục mà cộng đồng người Công giáo Nghệ An có lúc đã tôn sùng là một vị chủ chăn đáng kính. Nhưng khi chứng kiến những việc làm của linh mục Thục từ khi đang phụ trách phó giáo xứ Quan Lãng (Tường Sơn, Anh Sơn) cho đến nay quản xứ Song Ngọc (Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lưu) thì bà con hãy xem linh mục Thục có đáng kính trọng nữa không.

images1837950_images1825842_untitled.jpgNguyễn Đình Thục lợi dụng việc rao giảng trong nhà thờ để có những lời lẽ bóp méo sự thật, chống đối chính quyền, kích động người dân. -Ảnh cắt từ video clip

Thực thi trách nhiệm của Giáo hội, khi lãnh nhận chức linh mục có ai làm như linh mục Thục không. Riêng sống đạo hôm nay, chúng tôi nghĩ linh mục nào cũng đang cố gắng đáp ứng các yêu cầu mục vụ đặt ra cho mình với những giải pháp có trong tầm tay, mặc dầu biết rõ giải pháp đó không phải là tốt nhất. Tuy nhiên, vì linh mục chúng ta đều chia sẻ trách nhiệm lãnh đạo Hội Thánh Việt Nam, mà Hội Thánh Việt Nam phải là một Hội Thánh truyền giáo. Chính vì điều đó, nên chúng tôi nghĩ rằng, trong mục vụ, linh mục Nguyễn Đình Thục nên chọn những cách phục vụ nào vừa củng cố được tinh thần Phúc Âm của tín hữu, vừa có khả năng kéo được thiện cảm của đông đảo đồng bào ngoài Công giáo.

Cách phục vụ của linh mục phải trở thành thứ dấu chỉ có ý nghĩa truyền giáo, nghĩa là những người không Công giáo, khi thấy dấu chỉ đó, có thể đọc được ý nghĩa tốt về Hội Thánh. Dấu chỉ của người truyền giáo là dấu chỉ gửi tới đồng bào không Công giáo, hơn là gửi cho người Công giáo. Vì thế, linh mục Thục cần xem xét những địa chỉ ấy có nhận ra được ý nghĩa của dấu chỉ Thiên Chúa không? Họ có nhận ra được trong những dấu chỉ đó ý nghĩa lòng tin mến của họ đối với Chúa không? Câu trả lời ở đây chắc chắn là không rồi, ai đời một linh mục lại đi làm những việc mà không thuộc phận sự của mình như: thực hiện nghi lễ của Hội thánh những nơi thiếu tính tôn nghiêm, nơi đầu đường, xó chợ, xúi giục bà con với giáo mác, gươm đao chống đối chính quyền, gây hiềm khích sâu sắc trong cộng đồng nhân dân kể cả lương và giáo.

Một số đối tượng nghe lời kích động của Nguyễn Đình Thục đã dùng gạch, đá tấn công người thi hành công vụ và phá hoại tài sản diễn ra tại Diễn Hồng (Diễn Châu) ngày 14/2/2017.

Hậu quả linh mục Thục để lại thật khôn lường, những người theo linh mục lên Con Cuông quấy rối năm 2012, hiện giờ có người bị thương tật vĩnh viễn, chấn thương sọ não, do hiềm khích hỗn loạn đám đông chạy dẫm đạp lên nhau, nhưng cái mất lớn nhất là giáo dân mất niềm tin vào một linh mục, nhiều người phai nhạt đạo và bỏ đạo. Bấy nhiêu đó chưa đủ, giờ đây linh mục Thục lại làm một việc động trời, xúi giục cầm đầu một bộ phận đồng bào công giáo đi khiếu kiện để linh mục thực hiện một ý đồ riêng.

Còn nhớ khi mới chịu chức, linh mục Thục hao hao gầy, dáng thư sinh, bộ quần áo đang mặc cũng không đáng giá, chưa nói đến cái xe máy cà tàng về làm phó chánh xứ Quan Lãng. Ấy vậy mà đời sống “tu đức” của một vị linh mục sau mới có chừng đó năm đã thay đổi một cách chóng mặt, ô tô hạng sang, Bắc - Nam, nước ngoài đi như cơm bữa. Phụng vụ kiểu này có lợi cho linh mục quá, nhưng những người công giáo lại bị mất lòng tin vào Chúa. Chúng tôi tin rằng, thấy chúng tôi bị huỷ hoại như thế này, chắc Chúa chẳng vui gì. Từ hình ảnh trên, chúng tôi nghĩ tới Lời Chúa: “Ta thích lòng nhân hậu, chứ không phải hy lễ”.

Chiếc xe của Nguyễn Đình Thục treo băng rôn tham gia đi khiếu kiện ngày 14/2/2017.

Chúa Giêsu đã sống vô cùng nhân hậu. Suốt đời Người là tấm gương nhân hậu. Giáo lý của Người đặt trọng tâm vào nhân hậu. Mô hình Người nêu lên để đào tạo tông đồ, là con người nhân hậu, tức Ðấng chăn chiên tốt lành, đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ. Tuy nhiên cách mà linh mục Thục phục vụ những người công giáo mà những nơi linh mục Thục đã và đang phụ trách chỉ có hận thù và lòng đầy trắc ẩn, nghi ngờ và dối trá...

Người công giáo cũng ý thức được rằng nơi Chúa Kitô, lòng nhân hậu không phải là một lòng tốt chung chung, nhưng là một tình thương được cụ thể hóa một cách khoa học bằng các đức tính, nhất là “tinh thần trách nhiệm, tính liên đới; tinh thần tổ chức, tinh thần từ bỏ...”;  Ðược Chúa Cha trao trách nhiệm cứu chuộc nhân loại, Người đã lo chu toàn trách nhiệm ấy với tất cả tình yêu vâng phục đối với Chúa Cha và tình yêu hy sinh đối với nhân loại. Cử chỉ người chăn chiên lặn lội đi tìm con chiên lạc, dù đó chỉ là một con chiên lạc, trong tổng số 100 con, đủ cho thấy tinh thần trách nhiệm của Ðấng cứu thế đầy lòng nhân hậu.

Đổi lại linh mục Thục dẫn đoàn chiên đi khiếu kiện khi thực hiện xong ý đồ quay phim, chụp ảnh tung lên mạng nhằm kêu gọi hỗ trợ của các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài rồi bỏ mặc con chiên. Khi lực lượng chức năng can thiệp giải tán lại đưa lòng đạo đức ra để làm lóa mắt bà con bằng cách bắt kinh cầu nguyện, xem như mình là thánh thiện lắm.

Ta thử đọc Phúc Âm thánh Matthêu đoạn 24 từ câu 12 đến câu 36, sẽ thấy linh mục Thục người được coi là chủ chăn, đã xuống cấp thế nào do cách giữ cái phụ mà bỏ cái chính: “... Các ngươi dài dòng kinh kệ, nhưng lại nuốt trửng gia tài các bà góa... Các ngươi nộp thuế một phần mười rau thơm, còn luật hệ trọng nhất là công bình bác ái thì lại bỏ... Các ngươi biết lừa con muỗi ra, nhưng lại nuốt cả một con lạc đà... Các ngươi lo lau sạch chén dĩa, nhưng trong lòng thì đầy dơ bẩn... Các ngươi bề ngoài có vẻ đạo đức, nhưng bên trong chứa chất đầy sự giả hình, tội lỗi. Khốn cho các ngươi hỡi luật sĩ và Pharisêu. Các ngươi đắp mồ các tiên tri, sửa sang phần mộ kẻ lành, lại còn nói: 'Nếu tôi sống cùng thời với các đấng ấy, chắc chắn tôi sẽ không nhúng tay vào việc đổ máu các đấng ấy...'. Nhưng hỡi loài rắn độc... Rồi đây Chúa sẽ sai các tiên tri, các hiền nhân và các người thông thái đến với các ngươi. Trong những người ấy, kẻ thì bị các ngươi giết, hoặc đóng đinh trên thập giá, kẻ thì bị các ngươi đánh đòn nơi hội đường, kẻ thì bị các ngươi săn đuổi hết thành này sang thành khác...”.

Linh mục Thục và một hình thức "quyên góp"?. Ảnh cắt từ clip tư liệu.

Các Lời Chúa phán trên đây cho thấy một nếp sống tôn giáo đã quá biến chất đến độ trở thành ác độc của linh mục Thục. Hẳn linh mục Thục còn nhớ Phúc Âm thánh Marcô đoạn 12, câu 28-31, kể lại sự xác định rõ ràng của Chúa: “... Ðiều răn thứ hai cũng giống điều răn thứ nhất, là hãy thương yêu anh em như yêu chính mình. Chẳng còn điều răn nào trọng hơn hai điều răn đó”, vì tinh thần liên đới của Chúa Kitô là những bước đi không mệt mỏi của lòng nhân hậu. Việc làm của Đức Kitô mục đích là để làm nổi bật lên cái chính yếu, đó là bác ái mến Chúa hết lòng và yêu thương người khác như chính mình. Tinh thần tổ chức của Chúa Kitô là thiết lập một Hội Thánh chan hoà đức ái, báo hiệu cho Nước Trời đang tới.

Thế nên, soi vào việc làm của linh mục Thục vừa qua thì mọi người như nhìn thấy nước trời đang đổ sụp ngay dưới chân mình.

Thiết nghĩ, đã đến thời không nên để ý “kẻ tin và kẻ không tin”, nhưng nên để ý hơn đến cách phân loại “người vị tha và người vị kỷ”, như sẽ được phân loại trong ngày phán xét chung. Ai giàu lòng nhân hậu và chứng minh được lòng nhân hậu của mình sẽ được người khác tin theo. Trái lại, kẻ chỉ biết đòi người khác phải nhân hậu với mình, chỉ biết đòi người khác phải tin vào lòng nhân hậu của mình, chứ chính mình không làm chứng được là mình nhân hậu, và người ta cũng chẳng thấy gì là nhân hậu nơi kẻ ấy, thì kẻ ấy sớm muộn sẽ bị loại trừ./.

Người anh em cùng đức tin

TIN LIÊN QUAN