1. Những ngày này, đứng từ xa đã nhìn thấy hồng chín đỏ trên núi Đại Huệ. Ảnh: Huy Thư
Những ngày này, đứng từ xa đã nhìn thấy hồng chín đỏ trên núi Đại Huệ. Ảnh: Huy Thư
Từ trên núi nhìn xuống, những vườn hồng cuối mùa chín vàng rộ như lá mùa thu. Ảnh: Huy Thư
Những cây hồng trụi lá chỉ còn trĩu quả. Ảnh: Huy Thư
Theo người dân địa phương, thu hoạch hồng trên núi Đại Huệ gặp không ít khó khăn, đặc biệt là những ngày mưa vì đường dốc khó đi, cây cổ thụ cao chót vót… Để hái hồng trên những cây cao, người dân phải làm những chiếc thang chuyên dụng, có chiếc dài tới 15m. Ảnh: Huy Thư
 Những chiếc thang tre của dân hái hồng thường dài gấp đôi những chiếc thang bình thường. Việc hái hồng trên những cây lâu năm thường dành cho những người đàn ông gan dạ, không sợ độ cao. Ảnh: Huy Thư
Anh Trần Văn Hòa (41 tuổi ) ở xóm 7 xã Nam Anh cho biết: Hái hồng trên những cây hồng cổ thụ khá nguy hiểm. Cây cao, cành giòn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị ngã. Những năm qua trên địa bàn đã có nhiều người hái hồng bị ngã làm gãy tay chân, chịu cảnh tàn tật…. Mặc dù nguy hiểm là vậy nhưng hầu như tất cả những người đi hái hồng đều không dùng biện pháp bảo vệ nào, dù chỉ là đeo dây bảo hiểm.  Ảnh: Huy Thư
Được biết, trên dãy Đại Huệ có rất nhiều cây hồng trăm tuổi, nhiều vườn hồng đã trải qua mấy đời người, có khi chủ nhân cũng không biết hồng nhà mình có từ bao giờ. Ảnh: Huy Thư
Mặc dù bà con đã nỗ lực mở đường lên đỉnh núi, nhưng nhiều vườn hồng, sau khi hái xong còn phải vác từng bì hồng một đoạn dài, vượt qua lau lách, đá núi, mới có lối đi. Ảnh: Huy Thư
Cuối mùa, mặc dù giá hồng rất rẻ, nhưng do hồng đã chín muồi, bà con không thể cầm cự được, đành phải thu hoạch đồng loạt, thu hoạch cả trong mưa. Trong ảnh: Những chuyến xe máy chở đầy hồng xuống dốc về làng.  Ảnh: Huy Thư