Ngày 10/2 vừa qua, tại Amsterdam, Hà Lan, Hội đồng giải thưởng Giải ảnh báo chí thế giới (WPP) thường niên lần thứ 55 đã chính thức công bố các giải thưởng. Những tấm ảnh được lựa chọn trao giải tại WPP lần này đều là những tác phẩm ảnh báo chí phản ánh đậm nét đời sống chính trị thế giới trong năm 2011 vừa qua.
Bức ảnh đoạt giải cao nhất WPP 55 của Samuel Aranda.
Chiến thắng của “Người phụ nữ che mạng”
Từ hơn 100.000 tác phẩm dự thi của 5.000 nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, ban giám khảo giải thưởng hằng năm WPP lần thứ 55 đã chọn bức ảnh (tạm đặt cho tựa đề là “Người phụ nữ che mạng”)- tác phẩm của nhiếp ảnh gia Samuel Aranda người Tây Ban Nha- làm bức ảnh báo chí của năm 2011. Bức ảnh từng được đăng trên tờ The New York Times này chụp một người phụ nữ đang an ủi thân nhân bị thương ở Yemen năm 2011 của Aranda. Người phụ nữ Hồi giáo gần như trùm mình kín mít trong chiếc áo choàng màu đen, chỉ để lộ một chút gương mặt và hai cánh tay. Bức ảnh được chụp vào ngày 15/10 tại ngôi đền ở Sana, Yeemen, nơi được dùng làm bệnh viện dã chiến sau khi những người biểu tình phản đối chống lại hàng chục năm nắm quyền của Tổng thống Ali Abdullah Saleh đụng độ với lực lượng chính phủ. trong những ngày mới bắt đầu nhiệm vụ kéo dài 2 tháng của nhiếp ảnh gia Samuel Aranda ở Yemen. Bức ảnh này của Aranda cũng đoạt giải nhất ở chủ đề Nhân vật thời sự. Anh sẽ được nhận 10.000 euro (tương đương) 13.300 USD tại lễ trao giải diễn ra vào cuối năm nay.
Lý giải về việc lựa chọn “Người phụ nữa che mạng” làm “quán quân” ảnh báo chí của năm, Hội đồng giám khảo WPP lần thứ 55 cho biết, bức ảnh của Aranda đã lột tả được nhiều khía cạnh của làn sóng nổi dậy khắp Trung Đông, còn được gọi là phong trào Mùa xuân A rập, một trong những sự kiện lớn nhất của thế giới năm 2011. “Bức ảnh giành chiến thắng cho thấy khoảnh khắc đau đớn mà cũng ẩn chứa lòng trắc ẩn, hậu quả của một sự kiện lớn, hiện vẫn đang tiếp tục diễn ra”, Chủ tịch HĐGK WPP 55 Aidan Sullivan cho hay- “Chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết người phụ nữ đang vỗ về người thân bị thương này là ai, nhưng họ đã trở thành hình ảnh sống động của lòng dũng cảm của những con người bình thường, giúp tạo ra chương quan trọng trong lịch sử Trung Đông”. "Bức ảnh đại diện cho cả Yemen, Ai Cập, Tunisia, Libya, Syria, cho tất cả các nước làm nên Mùa xuân Arab", thành viên hội đồng giám khảo Koyo Kouoh nói- "Nhưng nó cũng cho thấy một khía cạnh riêng của những gì đã diễn ra và vai trò của người phụ nữ trong đó, họ không chỉ là hậu phương mà còn là người tích cực tham gia phong trào nổi dậy". Blog Lens (Ống kính) của New York Times mô tả bức ảnh chiến thắng mang "tâm trạng của một bức tranh thời Phục hưng". "Người phụ nữ không chỉ khóc. Còn có cái gì đó nhiều hơn thế. Bạn có thể cảm nhận rằng đây là một người phụ nữ thực sự mạnh mẽ", Aranda nói về nhân vật nữ trong bức ảnh của ông.
Ảnh báo chí - tính thời sự là yêu cầu số 1
Việc hầu hết những bức ảnh đoạt giải đều phản ánh đậm nét những sự kiện cốt yếu xảy đến trong năm 2011 vừa qua cho thấy, ưu tiên hay tiêu chí chấm giải hàng đầu của các thành viên HĐGK WPP vẫn là tính thời sự, tính vấn đề trong mỗi tác phẩm ảnh báo chí. Tiêu chí nghệ thuật được coi trọng, nhưng là yếu tố thứ 2. Có thể thấy rất rõ điều này qua hàng loạt tấm ảnh được lựa chọn, trao những giải thưởng cao nhất tại giải thưởng ảnh báo chí thế giới lần thứ 55 này.
Ngoài “quán quân” “Người phụ nữ che mạng” của nhiếp ảnh gia Samuel Aranda nhìn ra là rõ “biến cố Mùa xuân Arab", nhiếp ảnh gia Nhật Bản Yasuyoshi Chiba của hãng thông tấn Pháp AFP đã đoạt giải nhất về chủ đề Con người qua những câu chuyện tin tức với bức ảnh chụp một phụ nữ cầm bằng tốt nghiệp của con gái đứng giữa đống đổ nát của ngôi nhà bị sóng thần tàn phá ở Nhật Bản. Ngoài ra, đó còn là bức ảnh chân dung cố chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành được treo tại một khu nhà ở thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên đạt giải nhất về chủ đề Cuộc sống thường ngày do nhiếp ảnh gia Damir Sagolj chụp cho hãng thông tấn Reuters; Bức ảnh những người biểu tình khóc lóc, tụng kinh và la hét ở Quảng trường Tahrir của Cairo, Ai Cập sau khi nghe bài phát biểu, trong đó Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak nói rằng ông sẽ không từ bỏ quyền lực vào ngày 10/2/2011; Bức ảnh quân nổi dậy ở Ras Lanuf, Libya chụp vào ngày 11/2/2011 của nhiếp ảnh gia Yuri Kozyrev (Nga) thuộc hãng Noor Photo, chụp cho Time đã đạt giải nhất thể loại tin tức địa điểm.
Tạo ấn tượng trong loạt ảnh giành giải thưởng tại WPP 55 còn nhiều bức ảnh với chủ đề khác. Đơn cử như chùm ảnh thể thao đoạt giải nhì của nhiếp ảnh gia Adam Pretty chụp cho Getty Images. Chùm ảnh mô tả các vận động viên bơi lội đang tập luyện cho giải vô địch thế giới FINA lần thứ 14 tại sân vận động Phương Đông, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc vào ngày 17/7/2011.
Chiến thắng của “Người phụ nữ che mạng”
Từ hơn 100.000 tác phẩm dự thi của 5.000 nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, ban giám khảo giải thưởng hằng năm WPP lần thứ 55 đã chọn bức ảnh (tạm đặt cho tựa đề là “Người phụ nữ che mạng”)- tác phẩm của nhiếp ảnh gia Samuel Aranda người Tây Ban Nha- làm bức ảnh báo chí của năm 2011. Bức ảnh từng được đăng trên tờ The New York Times này chụp một người phụ nữ đang an ủi thân nhân bị thương ở Yemen năm 2011 của Aranda. Người phụ nữ Hồi giáo gần như trùm mình kín mít trong chiếc áo choàng màu đen, chỉ để lộ một chút gương mặt và hai cánh tay. Bức ảnh được chụp vào ngày 15/10 tại ngôi đền ở Sana, Yeemen, nơi được dùng làm bệnh viện dã chiến sau khi những người biểu tình phản đối chống lại hàng chục năm nắm quyền của Tổng thống Ali Abdullah Saleh đụng độ với lực lượng chính phủ. trong những ngày mới bắt đầu nhiệm vụ kéo dài 2 tháng của nhiếp ảnh gia Samuel Aranda ở Yemen. Bức ảnh này của Aranda cũng đoạt giải nhất ở chủ đề Nhân vật thời sự. Anh sẽ được nhận 10.000 euro (tương đương) 13.300 USD tại lễ trao giải diễn ra vào cuối năm nay.
Lý giải về việc lựa chọn “Người phụ nữa che mạng” làm “quán quân” ảnh báo chí của năm, Hội đồng giám khảo WPP lần thứ 55 cho biết, bức ảnh của Aranda đã lột tả được nhiều khía cạnh của làn sóng nổi dậy khắp Trung Đông, còn được gọi là phong trào Mùa xuân A rập, một trong những sự kiện lớn nhất của thế giới năm 2011. “Bức ảnh giành chiến thắng cho thấy khoảnh khắc đau đớn mà cũng ẩn chứa lòng trắc ẩn, hậu quả của một sự kiện lớn, hiện vẫn đang tiếp tục diễn ra”, Chủ tịch HĐGK WPP 55 Aidan Sullivan cho hay- “Chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết người phụ nữ đang vỗ về người thân bị thương này là ai, nhưng họ đã trở thành hình ảnh sống động của lòng dũng cảm của những con người bình thường, giúp tạo ra chương quan trọng trong lịch sử Trung Đông”. "Bức ảnh đại diện cho cả Yemen, Ai Cập, Tunisia, Libya, Syria, cho tất cả các nước làm nên Mùa xuân Arab", thành viên hội đồng giám khảo Koyo Kouoh nói- "Nhưng nó cũng cho thấy một khía cạnh riêng của những gì đã diễn ra và vai trò của người phụ nữ trong đó, họ không chỉ là hậu phương mà còn là người tích cực tham gia phong trào nổi dậy". Blog Lens (Ống kính) của New York Times mô tả bức ảnh chiến thắng mang "tâm trạng của một bức tranh thời Phục hưng". "Người phụ nữ không chỉ khóc. Còn có cái gì đó nhiều hơn thế. Bạn có thể cảm nhận rằng đây là một người phụ nữ thực sự mạnh mẽ", Aranda nói về nhân vật nữ trong bức ảnh của ông.
Ảnh báo chí - tính thời sự là yêu cầu số 1
Việc hầu hết những bức ảnh đoạt giải đều phản ánh đậm nét những sự kiện cốt yếu xảy đến trong năm 2011 vừa qua cho thấy, ưu tiên hay tiêu chí chấm giải hàng đầu của các thành viên HĐGK WPP vẫn là tính thời sự, tính vấn đề trong mỗi tác phẩm ảnh báo chí. Tiêu chí nghệ thuật được coi trọng, nhưng là yếu tố thứ 2. Có thể thấy rất rõ điều này qua hàng loạt tấm ảnh được lựa chọn, trao những giải thưởng cao nhất tại giải thưởng ảnh báo chí thế giới lần thứ 55 này.
Ngoài “quán quân” “Người phụ nữ che mạng” của nhiếp ảnh gia Samuel Aranda nhìn ra là rõ “biến cố Mùa xuân Arab", nhiếp ảnh gia Nhật Bản Yasuyoshi Chiba của hãng thông tấn Pháp AFP đã đoạt giải nhất về chủ đề Con người qua những câu chuyện tin tức với bức ảnh chụp một phụ nữ cầm bằng tốt nghiệp của con gái đứng giữa đống đổ nát của ngôi nhà bị sóng thần tàn phá ở Nhật Bản. Ngoài ra, đó còn là bức ảnh chân dung cố chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành được treo tại một khu nhà ở thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên đạt giải nhất về chủ đề Cuộc sống thường ngày do nhiếp ảnh gia Damir Sagolj chụp cho hãng thông tấn Reuters; Bức ảnh những người biểu tình khóc lóc, tụng kinh và la hét ở Quảng trường Tahrir của Cairo, Ai Cập sau khi nghe bài phát biểu, trong đó Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak nói rằng ông sẽ không từ bỏ quyền lực vào ngày 10/2/2011; Bức ảnh quân nổi dậy ở Ras Lanuf, Libya chụp vào ngày 11/2/2011 của nhiếp ảnh gia Yuri Kozyrev (Nga) thuộc hãng Noor Photo, chụp cho Time đã đạt giải nhất thể loại tin tức địa điểm.
Tạo ấn tượng trong loạt ảnh giành giải thưởng tại WPP 55 còn nhiều bức ảnh với chủ đề khác. Đơn cử như chùm ảnh thể thao đoạt giải nhì của nhiếp ảnh gia Adam Pretty chụp cho Getty Images. Chùm ảnh mô tả các vận động viên bơi lội đang tập luyện cho giải vô địch thế giới FINA lần thứ 14 tại sân vận động Phương Đông, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc vào ngày 17/7/2011.
Theo congluan.vn