(Baonghean.vn) - Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2016 trên địa bàn tỉnh Nghệ An tăng nhẹ, tăng 0,14% so với tháng trước, tăng 2,86% so với tháng 12/2015 và tăng 2,76% so cùng kỳ năm trước.

Trong tháng, có 8/11 nhóm hàng hóa dịch vụ so với tháng trước có chỉ số giá tăng, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,62% do nhu cầu vui chơi giải trí vào thời gian cuối kỳ nghỉ hè tăng.

images1668361_3_20_1342852736_11_1342843118_chi_so_cpi2.jpgDo thời tiết diễn biến thất thường, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng này tiếp tục tăng ở mức 0,25%- Ảnh minh hoạ

Tiếp theo là các nhóm: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,84%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,63%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,26%; may mặc, mũ nón, dày dép tăng 0,25%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,23%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,62% do nhu cầu vui chơi giải trí vào thời gian cuối kỳ nghỉ hè tăng

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng này tiếp tục tăng ở mức 0,25%. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết diễn biến thất thường, ảnh hưởng đến nguồn cung các loại rau, củ, quả. Bên cạnh đó, trong tháng có mùa Lễ Vu Lan (tháng 7 âm lịch) nên nhu cầu một số mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng, đẩy giá bán lẻ mặt hàng lương thực tăng 0,17%, thực phẩm tăng 0,47%. 

Có 3/11 nhóm hàng hóa chỉ số giá giảm, trong đó, nhóm giao thông giảm tới 1,43%, nguyên nhân là do giá xăng dầu giảm hơn 600 đ/lít (ngày 04/8) trong kỳ tính chỉ số giá (ngày 15/7-15/8); tiếp theo là các nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,03%; giáo dục giảm 0,04%.

Tháng 8/2016 giá vàng chỉ xoay quanh mốc 36-37 triệu đồng/lượng. Vì vậy, chỉ số giá vàng tháng này chỉ tăng ở mức 1,51% (tháng 7/2016 tăng 4,65%). Chỉ số đô la Mỹ tăng 0,29% so với tháng trước. 

Chỉ số giá vàng tháng 8 tăng ở mức 1,51%

Tính bình quân 8 tháng năm 2016, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,58% so với 8 tháng năm 2015, chỉ số giá tăng cao ở các nhóm thuốc và dịch vụ y tế với mức tăng 27,34% do điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh theo Thông tư liên tịch số 37/TTLT-BTC-BYT của Bộ Y tế, Bộ Tài chính; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 4,69%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,66%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,28%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 8/2016 theo giá hiện hành ước đạt 3.820,1 tỷ đồng, đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa 8 tháng đầu năm 2016 ước đạt 29.517,8 tỷ đồng, tăng 10,05% so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo thị trường hàng hóa tháng tới, nhu cầu sẽ tăng ở một số mặt hàng như: Giáo dục; văn hóa, vui chơi, giải trí; giao thông; ăn uống ngoài gia đình… do có kỳ nghỉ lễ 2/9 và bước vào đầu năm học mới. Vì vậy, dự báo, CPI tháng 9/2016 tăng cao hơn so với mức tăng của tháng trước (tăng từ 0,5%-0,8%).

                                                                                                Cao Tâm

 

TIN LIÊN QUAN