(Baonghean.vn) - Tất cả các nước ASEAN chủ yếu sử dụng đồng đô la Mỹ trong thanh toán quốc tế, tuy nhiên mỗi quốc gia đều có đơn vị tiền tệ riêng biệt.

1. Indonesia

resize_images1969575_1.jpgTiền giấy rupiah, chỉ có tờ 1000 Rp và 5000 Rp là đang lưu hành.

Rupiah (Rp) là tiền tệ chính thức của Indonesia. Đồng tiền này được Ngân hàng Indonesia phát hành và kiểm soát, mã tiền tệ ISO 4217 của rupiah Indonesia là IDR. Ký hiệu sử dụng trên tiền giấy và tiền kim loại là Rp. Tên gọi này lấy từ đơn vị tiền tệ Ấn Độ rupee.

Một cách không chính thức, dân Indonesia cũng dùng từ "perak" ('bạc' trong tiếng Indonesia) để gọi đồng tiền rupiah. Đơn vị đồng tiền rupiah được chia thành 100 sen, dù lạm phát đã khiến cho các đồng bạc giấy và tiền xu kim loại có mệnh giá sen không được sử dụng.

2. Malaysia

Tiền giấy Malaysia

Ringgit Malaysia (còn được gọi là đồng Đôla Malaysia), là đơn vị tiền tệ chính thức của Malaysia. Một ringgit được chia thành 100 sen (xu) và có ký hiệu là MYR. Ngày 12 tháng 6 năm 1967, đồng Đôla Malaysia thay thế cho đồng Đôla của xứ Malaya và Borneo thuộc Anh. Đồng đô-la Malaysia là đồng tiền mới được phát hành bởi ngân hàng trung ương mới, Ngân hàng Negara Malaysia.

Bank Negara Malaysia đã phát hành tiền giấy dollar Malaysia lần đầu vào tháng 6 năm 1967 với các mệnh giá $1, $5, $10, $50 và $100. Mệnh giá $1000 đã được phát hành lần đầu năm 1968. Tiền giấy Malaysia đã luôn luôn mang hình ảnh của Tuanku Abdul Rahman, Yang di-Pertuan Agong (Hoàng Hậu và Quốc vương) đầu tiên của Malaysia.

 
Tiền xu Malaysia.

Vào ngày 7 tháng 12 năm 2005, tiền kim loại RM1 đã bị hủy bỏ và rút khỏi lưu thông. Điều này một phần là do các vấn đề với việc tiêu chuẩn hóa (hai phiên bản tiền xu khác nhau đã được đúc) và giả mạo.

Ba loại tiền xu thoi vàng, "Kijang Emas" (kijang (một loại nai) là logo chính thức của Ngân hàng Negara Malaysia) cũng được phát hành với giá trị danh nghĩa RM 50, RM 100 và RM 200. Loại tiền này đã được phát hành ra 7 tháng 7 năm 2001 bởi Ngân hàng Negara Malaysia và do Royal Mint of Malaysia Sdn Bhd đúc. Giá mua và bán lại của Kijang Emas được giá thị trường vàng quốc tế đang lưu hành xác định.

3. Philippines

Tiền giấy ở Philippines.

Piso (tiếng Philippines) hay peso (tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha) là đơn vị tiền tệ của Philippines. Đơn vị tiền tệ này được chia nhỏ ra 100 sentimo (tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha: centavos). Tên theo ISO 4217 là "Philippine peso" và mã là "PHP". Dù tên gọi được in trên giấy bạc và đồng xu kim loại đã đổi từ "peso" sang "piso" năm 1967, tên gọi peso tiếp tục được sử dụng tại địa phương trong nhiều ngữ cảnh khi tiếng Anh được sử dụng.

Đồng tiền peso thường được ký hiệu là PhilippinePeso.svg. Ký hiệu này đã được bổ sung vào tiêu chuẩn Unicode trong phiên bản 3.2 và quy cho mã là U+20B1 (₱). Do thiếu sự hỗ trợ phông chữ, ký hiệu này thường được thay thế bằng chữ cái đơn giản P, một chữ P với một đường ngang thay vì hai (có sẵn với dấu hiệu peseta, U+20A7 (₧), trong một vài phông chữ), PHP, hoặc PhP.

 
Tiên xu ở Philippines.

Tiền kim loại được đúc tại Security Plant Complex. Tiền giấy và nhiều giấy tờ, tài liệu chính phủ khác đều được in ở Tổ hợp Nhà máy An ninh hoặc Văn phòng In ấn Quốc gia.

Tiền peso Philippine lấy tên gọi từ đồng xu bạc Tây Ban Nha Real de a Ocho hay dollar Tây Ban Nha, được lưu hành rộng rãi ở châu Mỹ và châu Á vào thế kỷ 17 và 18, thông qua việc sử dụng nó ở các thuộc địa của Tây Ban Nha và thậm chí ở Mỹ và Canada.

4. Singapore

Tiền giấy Singapore.

Đô la Singapore (SGD) là tiền tệ của Singapore. Nó thường được viết tắt với ký hiệu đô la là $, hoặc viết cách khác S$ để phân biệt nó với các đồng tiền có tên gọi đô la khác. Đồng đô la Singapore được chia ra thành 100 cent.

Đô la Singapore là một đồng tiền tự do chuyển đổi và điều này cho phép nó được thả nổi theo cung và cầu trên thị trường ngoại hối, nhưng nó cũng được Cục Tiền tệ Singapore giám sát dựa vào một rổ tiền tệ theo tỷ trọng thương mại. Các đồng tiền liên quan không được công khai để bảo vệ đồng tiền này khỏi các cuộc tấn công đầu cơ và các áp lực bất thường khác lên giá trị của nó.

Tiền xu Singapore

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nhiều quốc gia như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã áp dụng hệ thống thả nổi có quản lý của Singapore.

Trước khủng hoảng, 1 USD có giá trị gần bằng 1,4 SGD. Sau khủng hoảng, nó tăng lên tới 1,8 SGD. Tháng 3 năm 2007, 1 USD có giá trị gần bằng 1,52520 SGD. Dollar Brunei được neo vào đồng dollar Singapore với tỷ giá 1:1 [1], và loại tiền này được chấp nhận như là "phương tiện thanh toán quen thuộc" (customary tender), nhưng không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp (legal tender), ở nước kia và ngược lại.

5. Thái Lan

Tiền giấy Thái Lan.

Baht (tiếng Thái: บาท, ký hiệu ฿, mã ISO 4217 là THB) là tiền tệ của Thái Lan. Đồng bạt được chia ra 100 satang (สตางค์). Ngân hàng Thái Lan là cơ quan chịu trách nhiệm phát hành tiền tệ.

Một bạt cũng là một đơn vị đo trọng lượng vàng và thường được sử dụng trong những người làm đồ trang sức và thợ vàng ở Thái Lan. 1 bạt = 15,244 g (15,244 g được sử dụng đối với nén hoặc thoi hoặc vàng "thô"; trong trường hợp đồ kim hoàn, 1 hơn 15,16 g).

 
Tiền xu Thái Lan.

Trước đây, Thái Lan sử dụng đợn vị tiền tệ gọi là tical và tên này đã được sử dụng trong văn bản tiếng Anh trên các tờ giấy bạc cho đến năm 1925. Tuy nhiên, đơn vị tiền tệ bạt đã hình thành vào thế kỷ 19. Cả tical và bạt ban đầu đều đã là các đơn vị trọng lượng và các đồng xu đã được phát hành bằng cả vàng và bạc gọi tên theo trọng lượng của chúng tính bằng bạt và các phân số và bội số của nó.

Cho đến ngày 27 tháng 11 năm 1902, đồng tical đã được cố định trên một cơ sở bạc ròng, với 15 g bạc là 1 bạt. Điều này khiến cho giá trị đơn vị tiền tệ của Thái Lan dễ biến động so với các đồng tiền theo chế độ bản vị vàng. Năm 1857, giá trị của một số đồng tiền bạc nhất định đã được cố định theo quy định của pháp luật, với 1 bạt= 0,6 Straits dollar và 5 bạt = 7 rupee Ấn Độ. Trước năm 1880, tỷ giá hối đoái đã được cố định ở mức 8 bạt một Bảng Anh, song đã tụt xuống 10 bạt một bảng trong thập niên 1880.

6.  Brunei

Tiền giấy và tiền xu Brunei.

Đô la Brunei (mã tiền tệ: BND) là đơn vị tiền tệ của Brunei từ năm 1967. Nó thường được viết tắt theo kí hiệu đồng đô la là $, hoặc được viết B$ để phân biệt với các đơn vị tiền tệ dùng đô la khác. Đô la Brunei được chia thành 100 sen (Malay) hoặc cents (Anh).

Đô la Brunei có tỷ giá trao đổi cố định theo tỉ lệ 1:1 với đô la Singapore. (Singapore là một trong những đối tác thương mại lớn của Brunei).

7.  Việt Nam

Tiền giấy Việt Nam.

Đồng (VND) là đơn vị tiền tệ chính thức của Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Nó có ký hiệu là ₫, mã quốc tế theo ISO 4217 là "VND". Một đồng có giá trị bằng 100 xu hay 10 hào. Hai đơn vị xu và hào vì quá nhỏ nên không còn được phát hành nữa.

Tiền giấy được phát hành hiện nay có giá trị 500₫, 1000₫, 2000₫, 5000₫, 10.000₫, 20.000₫, 50.000₫, 100.000₫, 200.000₫ và 500.000₫. Đồng thời cũng có tiền kim loại trị giá 200₫, 500₫, 1000₫, 2000₫ và 5000₫. Loại tiền này lúc trước còn được gọi một cách dân dã là Tiền cụ Hồ vì hầu hết mặt trước tiền giấy đều in hình Hồ Chí Minh và đặc biệt khi dùng để phân biệt với các loại tiền khác đã từng lưu hành tại Việt Nam có cùng tên gọi là "đồng".

Theo luật pháp hiện hành của Việt Nam, tiền giấy và tiền kim loại là phương tiện thanh toán pháp quy không giới hạn nghĩa là người ta bắt buộc phải chấp nhận khi nó được dùng để thanh toán cho một khoản nợ xác lập bằng VND với mọi số lượng, mệnh giá.

Tuy nhiên, tiền kim loại (còn gọi là tiền xu) không tạo được thói quen sử dụng trong dân chúng và không được ưa chuộng, đặc biệt là tại miền Bắc. Tháng 4/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức thông báo ngừng phát hành tiền xu.

8. CHDCND Lào  

Tiền giấy Lào.

Kip (tiếng Lào: ກີບ) là tiền tệ của Lào kể từ năm 1952. Mã ISO 4217 là LAK và thường được viết là ₭ hay ₭N. Một kíp được chia ra 100 att (ອັດ).

Tiền xu kim loại được đúc với mệnh giá 10, 20 và 50 att hay cent với chữ Pháp và chữ Lào. Tất cả đều được đúc bằng nhôm và có lỗ ở giữa, giống như đồng xu wen Trung Hoa. Đồng xu chỉ được đúc năm 1952.

Kíp Pathet Lào đã được giới thiệu vào khoảng trước năm 1976 ở các khu vực dưới quyền kiểm soát của quân Pathet Lào. Các mệnh giá được phát hành là: 10, 20, 50, 100, 200 500 kíp. Giấy bạc được in ở Trung Quốc.

Năm 1979, đã diễn ra một cuộc cải cách tiền tệ, thay đồng 100 kíp Pathet Lào bằng đồng kíp mới. Trước năm 1980, ở Lào có tiền kim loại các mệnh giá10, 20 và 50 att. Nhưng sau đó, do lạm phát, tiền kim loại không còn được sử dụng trong lưu thông nữa.

Năm 1979, tiền giấy có các mệnh giá 1, 5, 10, 20, 50 và 100 kip. 500 kip đã được bổ sung năm 1988, sau đó là 1000 kip năm 1992, 2000 và 5000 kip năm 1997, 10.000 và 20.000 kip năm 2002 và 50.000 vào ngày 17 tháng giêng năm 2006

9. Myanmar

Tiền giấy Myanma.

Kyat (tiếng Myanma: Kyat.png kyap; IPA: [dʒɛʔ] hay IPA: [tʃɛʔ]; ISO 4217 mã MMK; đọc là chạt) là đơn vị tiền tệ của Myanma. Nó thường được viết tắt là "K", được đặt trước giá trị ghi bằng số.

Khi Nhật Bản chiếm Miến Điện năm 1942, họ đã đưa vào sử dụng một đơn vị tiền tệ dựa trên đồng rupee. Đến năm 1943 thì đồng kyat lại được người Nhật cho phát hành lại. Đồng kyat 1943 này được chia ra thành 100 cent nhưng khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và Nhật Bản bại trận thì đồng kyat này hoàn toàn mất giá. Đồng rupee sau đó được đưa vào sử dụng trở lại.

Đồng tiền kyat hiện nay đã được đưa vào sử dụng ngày 1 tháng 7 năm 1952. Nó thay thế rupee ngang giá. Các đơn vị nhỏ hơn theo số thập phân cũng được thiết lập với việc kyat được chia ra 100 pya.

10.  Campuchia

Tiền giấy Campuchia.

Riel (tiếng Khmer: រៀល, biểu tượng ៛, đọc như Ria, phiên âm tiếng Việt là Riên) là tiền tệ của Campuchia. Có hai loại tiền riel riêng biệt, loại thứ nhất được phát hành giữa năm 1953 và tháng 5 năm 1975, và loại thứ hai kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1980. Ở Campuchia, dollar Mỹ cũng được sử dụng rộng rãi.

Giữa năm 1975 và 1980, quốc gia này không có hệ thống tiền tệ. Dù Khmer Đỏ đã in tiền giấy (mệnh giá 0.1, 0.5, 1, 5, 10, 50 và 100 riel, năm 1975) các đồng tiền giấy này đã không được phát hành do tiền đã bị bãi bỏ sau khi Khmer Đỏ kiểm soát quốc gia này.

Sau khi Việt Nam đánh lui Khmer Đỏ năm 1978, đồng riel đã được tái lập làm tiền tệ Campuchia vào ngày 1 tháng 4 năm 1980, ban đầu với giá trị 4 riel = 1 dollar Mỹ. Đồng riel có các đơn vị nhỏ hơn, 1 riel bằng 10 kak hay 100 sen. Do không có tiền để thay thế và do nền kinh tế lúc này đang đỗ vỡ nghiêm trọng, chính quyền trung ương đã phát tiền cho dân chúng để khuyến khích người dân sử dụng.

Ở các khu vực nông thôn, tiền riel được sử dụng trên thực tế cho các hoạt động mua bán. Tuy nhiên, dollar Mỹ cũng được sử dụng, đặc biệt ở các vùng đô thị và khu du lịch. Ở Battambang và những khu vực khác gần biên giới Thái Lan, như Pailin, baht Thái cũng được chấp nhận.

Tiền giấy đã được phát hành nămn 1980 với cách mệnh giá 1, 2 và 5 kak, 1, 5, 10, 20 và 50 riel. Các tờ bạc giấy sau này có mệnh giá lên đến 100.000 riel. Tuy nhiên, bạc giấy trên 10.000 riel thì ít phổ biến hơn. Xê ri các tờ bạc giấy dần được giới thiệu gần đây từ năm 2001-2002 là 50, 100, 500, 1000, 5000, 10.000, 50.000 và 100.000 riel.

11. Đông Timor

Đông Timor xem USD như là đồng tiền lưu hành chính thức tại nước này

Bị đô hộ bởi thực dân Bồ Đào Nha vào thế kỷ 16, Đông Timor được biết đến như Timor thuộc Bồ Đào Nha trong hàng thế kỷ. Nó bị xâm lăng và chiếm đóng bởi Indonesia vào năm 1975 và trở thành tỉnh thứ 27 của Indonesia một năm sau đó.

Sau cuộc bỏ phiếu để tự quyết định số phận đất nước do Liên Hiệp Quốc tài trợ vào năm 1999, Indonesia rút khỏi lãnh thổ và Đông Timor trở thành quốc gia có chủ quyền được thành lập đầu tiên trong thế kỷ 21 và thiên niên kỷ thứ 3 vào ngày 20 tháng 5 năm 2002. Cùng với Philippines, Đông Timor là một trong hai nước ở châu Á có đa số người dân theo Công giáo.

Do mới thành lập nên Đông Timor không có đơn vị tiền tệ riêng, mà sử dụng đồng đô la MỸ (USD) như là đồng tiền lưu hàng trên toàn quốc.

Kim  Ngọc

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN