Poly Technologies, tập đoàn phát triển Silent Hunter, cho biết vũ khí này có thể bắn xuyên 5 lớp thép tấm dày 2 mm ở khoảng cách 800 m, hoặc một lớp thép tấm dày 5 mm từ khoảng cách 1 km.
Theo ông Kelvin Wong, chuyên gia công nghệ vũ trụ từ IHS Markit, nhiều hệ thống mới có thể chưa được Trung Quốc công bố và biểu diễn. Chuyên gia này nói: "Tôi tin rằng có rất nhiều công ty quốc doanh cũng như tư nhân và các viện nghiên cứu của Trung Quốc đã tham gia thị trường thiết bị bay không người lái".
Ông Michel nhận xét: "Chúng ta đang nói về một lĩnh vực công nghệ đang phát triển, ngay cả một công ty khởi nghiệp nhỏ cũng có thể đưa ra giải pháp thiên tài, giống như DJI từng làm vài năm trước, và hiện đã thâu tóm thị trường máy bay không người lái".
DJI là một công ty khởi nghiệp của Trung Quốc, trụ sở tại Thâm Quyến. DJI sản xuất thiết bị bay thương mại dùng trong chụp ảnh và quay video. DJI cũng thiết kế và sản xuất các hệ thống điều khiển và hỗ trợ bay cho các UAV. Công ty này hiện nắm 70% thị phần toàn cầu về máy bay không người lái dân dụng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các hệ thống chống máy bay không người lái của Mỹ hiện vẫn tiên tiến hơn nhiều so với Trung Quốc. Chúng có tầm bắn lớn hơn, với nhiều loại công nghệ cảm biến, được phát triển bởi nhiều công ty hơn.
Mỹ hiện có hơn 60 hệ thống chống UAV hoặc các sản phẩm sử dụng ra-đa, sóng radio, phát hiện và theo dõi điện tử - âm thanh, để ngăn chặn hay thậm chí tiêu diệt thiết bị bay của đối phương.
Theo một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, các hệ thống của Mỹ có thể can thiệp vào kết nối thông tin liên lạc của đối phương hoặc phá hủy UAV bằng laser hoặc đạn.
Mới đây, Lockheed Martin cho ra mắt hệ thống phòng thủ chống UAE sử dụng vi sóng năng lượng cao. Đây là loại vũ khí laser có thể được lắp trên máy bay chiến đấu, vì vậy có khả năng tấn công hiệu quả hơn các loại thiết bị cầm tay hoặc gắn trên mặt đất. Quân đội Mỹ cho biết đã lên kế hoạch mua thiết bị này từ Lockheed Martin./.