(Baonghean) – Từ lâu lá cây cơi được người dân vùng cao xứ Nghệ dùng để đánh bắt cá. Bằng cách làm còn (ngăn dòng nước) rồi thả cành lá cây cơi đã đập dập vào. Trong thân, lá của cây này có một hoạt chất khiến cá bị cay mắt, thiếu ô xy nên nổi lên. Hiện cách đánh cá này còn gây ra nhiều ý kiến trái chiều nhau. Những người dân đánh cá cho biết, loại lá này chỉ làm cá bị "say", "choáng", cay mắt chứ không chết, khi ăn vào không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và người dân cũng gắn bó với cách bắt cá như thế này hàng trăm năm nay.

Cơi là loại cây thân gỗ mọc rất nhiều bên sông suối ở miền Tây xứ Nghệ.
Cơi là loại cây thân gỗ mọc rất nhiều bên sông suối ở miền Tây xứ Nghệ.
Trong lá cơi có 1 loại chất làm cho cá bị "say" khiến chúng buộc nổi lên 
Lá cơi được đưa về và đập dập để nhựa cây trong thân lá có thể phát huy hết tác dụng.
Tuy nhiên, chất nhựa trong lá chỉ phát huy ở chỗ nước cạn và không chảy mạnh. Do vậy muốn bắt được cá người dân phải làm còn (ngăn dòng nước).
Lá cơi sau khi đâm được rải xuống phía thượng nguồn.
Chỉ 1 lúc sau những chú cá nhỏ bị "ngất" nổi lên mặt nước.
Những loại cá to hơn chỉ bị "choáng" nhẹ, người dân dùng vinh (xúc) để lùa cá vào.
Khi lá cơi được rải xuống những đứa trẻ cũng dễ dàng đi bắt cá.
Sau 1 thời gian, lá cơi bị trôi hết, mọi người lại tiếp tục đập dập lá thả xuống.
Hầu hết cá "trúng" lá cơi là những loại cá nhỏ bằng ngón tay.

 Đào Thọ - Hồ Phương

TIN LIÊN QUAN