(Baonghean.vn) – Trong những cách bắt cá, nòng nọc suối của đồng bào vùng cao Nghệ An, ngoài cách làm còn, dùng cơi, xúc... thì việc sử dụng bã rượu cần được xem là “độc chiêu” đem lại hiệu không ngờ.
Rượu cần vốn là một thức uống quen thuộc đối với các đồng bào dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An. Khi uống xong, bã rượu còn được sử dụng vào việc đánh bắt cá, nòng nọc trên khe suối. Ảnh: Đào Thọ Theo người dân, trong bã rượu có chất làm cho cá, nòng nọc "say" nên họ đổ vào đó để dụ cá vào. Ảnh: Đào Thọ Sau khi chuẩn bị xong, bã rượu được đem ra các khe suối nơi nước đọng, nhiều lá rụng được xác định là nơi có nhiều nòng nọc để đặt bẫy. Ảnh: Đào Thọ Sau khi đặt, mỗi người cầm 1 chiếc sào để đập nước xung quanh nhằm đuổi cá, nòng nọc đến nơi có bã rượu. Ảnh: Đào Thọ Vì thời gian đặt bẫy khá lâu nên một số người tranh thủ lật đá kiếm nòng nọc ẩn nấp trong đó. Ảnh: Đào Thọ Thời điểm này, nòng nọc suối đã phát triển có chân. Loại này được xem là "đặc sản" của người dân vùng cao. Ảnh: Đào Thọ Sau hơn 1 giờ đồng hồ, bẫy được vớt lên. Ảnh: Đào Thọ Nằm lẫn trong bã rượu cần là những chú cá nhỏ và nòng nọc. Ảnh: Đào Thọ Và đây là sản phẩm thu hoạch tại một điểm đặt bã rượu. Ảnh: Đào Thọ Đào Thọ