Ông Ngọ Duy Hiểu, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Quan hệ Lao động - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho rằng, lý do chủ yếu đến từ một số ngành nghề không còn phù hợp với lao động sau tuổi 35; chính sách lương cho người thâm niên phải trả cao, đóng bảo hiểm xã hội cao gây bất lợi cho doanh nghiệp vào lao động sau tuổi 35 không còn đáp ứng yêu cầu công việc trong khi nguồn lao động trẻ dồi dào.
29641885_2062018.jpgNhiều lao động ở độ tuổi 35 - 40 bị sa thải hoặc buộc cho thôi việc.
Lý do để các doanh nghiệp FDI sa thải lượng lao động này khá giống nhau. Thường là tạo áp lực để người lao động không dễ hoàn thành, thậm chí chấm dứt đột ngột hợp đồng lao động với người lao động mà không nêu lý do.
Khảo sát cho thấy, nguyên nhân chính để chấm dứt quan hệ việc làm này giữa doanh nghiệp FDI và người lao động Việt đến 39% là áp lực công việc như tăng ca hay cho định mức cao, 13,4% giao cho công việc nặng nhọc nguy hiểm, 8,4% bị quấy rối tình dục, 16,4% bị chửi mắng và phân biệt đối xử, 15,1% sức khỏe không đảm bảo mất sức lao động, 12,6% bị thôi việc, bị đuổi không lý do…
Bộ LĐ-TB-XH nhận định, sẽ có nhiều hậu quả, hệ lụy từ việc sa thải người lao động ở tuổi sau 35, mà lớn nhất là vấn đề an sinh xã hội trong tương lai. Thứ hai là tìm kiếm, bố trí việc làm mới cho người lao động. Thứ ba là tạo tâm lý bất an xã hội, có thể dẫn đến các vấn đề tiêu cực khác...
Kết quả điều tra, khảo sát từ nhóm lao động bị sa thải cũng cho thấy, việc chấm dứt hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp FDI trong thời gian qua với lao động trên 35 tuổi đã khiến hơn 38% là gánh nặng cho gia đình lẫn xã hội, 27% cho biết chưa chắc có cơ hội phát huy, 24,2% có nhiều nguy cơ bệnh tật, 15,2% không có sức khỏe và mất khả năng lao động, 19% bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội hoặc việc làm xấu, 12,8% gia đình lục đục hay lăng mạ nhau, 11,2% bị phân biệt đối xử, kỳ thị...