(Baonghean.vn) - Nghề mộc Trung Hậu được người dân xóm 14, xã Tân Sơn (Đô Lương) xây dựng từ những năm 1962. Năm 1990 trở lại đây, nghề mộc phát triển mạnh, số hộ tham gia làm nghề đông nên các sản phẩm được đa dạng hóa theo hướng tinh xảo, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Các nguyên liệu được đưa vào máy cưa xẻ. Để đảm bảo hiệu quả sản xuất, các hộ làm nghề chủ động đầu tư hê thống máy đồng bộ. Trong ảnh,xưởng sản xuất của hộ anh Nguyễn Tất Sâm thu hút nhiều lao động địa phương

Đến nay, làng có 54/ 94 hộ gắn bó với nghề, thu hút 85 lao động tham gia. Hàng năm, giá trị thu nhập từ nghề của làng đạt 7,9 tỷ đồng, thu nhập bình quân từ nghề đạt 90-100 triệu đồng/người/năm. Trong ảnh, xưởng sản xuất của hộ anh Nguyễn Tất Sâm thu hút 4-5  lao động địa phương.

  
Để đảm bảo hiệu quả sản xuất, các hộchủ động đầu tư hệ thống máysản xuất hiện đại, đồng bộ. 
Theo anh Hồ Sỹ Đệ - xóm 14, để có được sản phẩm như ý gỗ thành phẩm phải được phơi sấy khoảng 1 tuần trước khi vào khuôn sản phẩm mới đảm bảo độ an toàn, chắc đẹp, sáng bóng.
                        Nhiều chi tiết sản phẩm "sập quỳ" được làm tất tỷ mẩn, công phu.
Một số chi tiết gường, tủ, bàn ghế hoàn thiện chuẩn bị cho việc cho ra sản phẩm đảm bảo phẳng mịn và chất lượng. Điều ghi nhận là làng nghề thu hút được nhiều lao động trẻ.
        Nhiều bộ sản phẩm đẹp mắt. Trong ảnh, trụ để bình hoa có giá 1,5 triêu đồng/bộ.
     Những chiếc đĩa được thiết kế công phu, gửi gắm niềm đam mê của người sáng tạo. 
Chân của bộ sập được thiết kế khá cổ kính, hấp dẫn.
Nhiều sản phẩm của bà con làng mộc có mặt trên thị trường trong Nam, ngoài Bắc. Theo ông Trần Ngọc Cảnh - Bí thư Chi bộ xóm 14, hiện nay, sản phẩm làm ra không kịp xuất bán. Bà con làm nghề luôn tập trung nâng chất lượng, mỹ thuật để sản phẩm làng nghề luôn đảm bảo uy tín.

    Lương Mai

TIN LIÊN QUAN