Binh biến Chợ Rạng - Đô Lương
Ông Đội Cung tên thật là Trần Công Cung. Lớn lên ông nhận theo họ ngoại với tên gọi là Nguyễn Văn Cung. Ông còn có tên gọi là Nguyễn Tri Cung và Nguyễn Chí Cung.
Ông Đội Cung tên thật là Trần Công Cung. Lớn lên ông nhận theo họ ngoại với tên gọi là Nguyễn Văn Cung. Ông còn có tên gọi là Nguyễn Tri Cung và Nguyễn Chí Cung.
Khi trưởng thành, ông tham gia lực lượng lính khố xanh tại Nghệ An và được thăng dần lên chức Đội. Khi thực dân Pháp có ý định điều một số lính khố xanh ở Nghệ An sang chiến đấu tại Lào, một số binh sỹ tại đây đã rất hoang mang và bất mãn. Ngày 8/1/1941, Đội Cung được điều động từ Vinh về Chợ Rạng (Thanh Chương) thay cho viên đồn trưởng người Pháp Alonzo.
6h30 tối ngày 13/1/1941 cuộc hành quân bắt đầu từ đồn chợ Rạng tiến về Đô Lương.
9h tối thì đến đồn Đô Lương (đồn Đô Lương khi ấy đóng ở khu vực khối 3 Thị trấn bây giờ). Thấy phố xá còn nhiều người qua lại, ông cho Cai Á và Cai Vỹ đi quan sát tình hình. Còn quân lính thì tập trung vào sân Chùa Vườn để nghe ông huấn thị (Chùa Vườn khi đó nằm ở khu vực nhà làm việc của Huyện ủy bây giờ).
Đúng 11h đêm, nghĩa quân tiến vào đồn Đô Lương, giết chết vợ chồng tên đồn trưởng Bách, sau đó đến chùa Thanh vào nhà chủ xe Nguyễn Văn Lợi lấy 2 chiếc xe ô tô khách và chiếc xe con của Đồn kéo quân về Vinh (Chùa Thanh khi đó nằm ở trường cấp 2 thị trấn cũ, khối 2 Thị trấn bây giờ).
Đến Vinh, ông cho Cai Vỹ tập trung quân cách cửa Hữu thành Vinh 200m để chờ lệnh, còn ông và Cai Á đi vào thành. Thật không may tên lính gác cổng bỗng nhiên giật mình bắn 3 phát súng chỉ thiên nên tên giám binh thức giấc. Sự việc bị bại lộ, Cai Á tự sát trong Thành, còn Đội Cung vượt ra khỏi Thành Vinh tránh vào Chùa Diệc nghỉ tạm chờ cơ hội. Một tháng sau do tên mật thám Tống Gia Liêm mật báo, Đội Cung bị bắt.
Sáng 25/4/1941, thực dân Pháp tiến hành cuộc hành quyết Đội Cung và 10 người khác ở Vinh. Mộ của ông hiện nay ở phía ngoài cửa Hữu Thành Nghệ An cũ thuộc phường Đội Cung, thành phố Vinh.
Đúng 11h đêm, nghĩa quân tiến vào đồn Đô Lương, giết chết vợ chồng tên đồn trưởng Bách, sau đó đến chùa Thanh vào nhà chủ xe Nguyễn Văn Lợi lấy 2 chiếc xe ô tô khách và chiếc xe con của Đồn kéo quân về Vinh (Chùa Thanh khi đó nằm ở trường cấp 2 thị trấn cũ, khối 2 Thị trấn bây giờ).
Đến Vinh, ông cho Cai Vỹ tập trung quân cách cửa Hữu thành Vinh 200m để chờ lệnh, còn ông và Cai Á đi vào thành. Thật không may tên lính gác cổng bỗng nhiên giật mình bắn 3 phát súng chỉ thiên nên tên giám binh thức giấc. Sự việc bị bại lộ, Cai Á tự sát trong Thành, còn Đội Cung vượt ra khỏi Thành Vinh tránh vào Chùa Diệc nghỉ tạm chờ cơ hội. Một tháng sau do tên mật thám Tống Gia Liêm mật báo, Đội Cung bị bắt.
Sáng 25/4/1941, thực dân Pháp tiến hành cuộc hành quyết Đội Cung và 10 người khác ở Vinh. Mộ của ông hiện nay ở phía ngoài cửa Hữu Thành Nghệ An cũ thuộc phường Đội Cung, thành phố Vinh.
Cuộc khởi nghĩa Đô Lương tuy chưa giành được thắng lợi nhưng sự kiện này đã gây một tiếng vang rất lớn, báo hiệu và cổ vũ tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân ta chống ách đô hộ của thực dân, phong kiến.
Ngày mới trên quê hương cách mạng
Về Đô Lương hôm nay, ngay trung tâm thị trấn, Tượng đài chiến thắng Đô Lương sừng sững, khí phách hiên ngang, như bản hùng ca về tinh thần anh hùng dân tộc của đất và người xứ Lường. Nhiều công trình mới đang khẩn trương hoàn thành, bộ mặt nông thôn đã khởi sắc toàn diện, 100% đường giao thông liên xã được nhựa hóa, 98% giao thông thôn xóm đã bê tông hóa.
Ngày mới trên quê hương cách mạng
Về Đô Lương hôm nay, ngay trung tâm thị trấn, Tượng đài chiến thắng Đô Lương sừng sững, khí phách hiên ngang, như bản hùng ca về tinh thần anh hùng dân tộc của đất và người xứ Lường. Nhiều công trình mới đang khẩn trương hoàn thành, bộ mặt nông thôn đã khởi sắc toàn diện, 100% đường giao thông liên xã được nhựa hóa, 98% giao thông thôn xóm đã bê tông hóa.
Ông Hoàng Ngọc Tuấn - Chủ tịch UBND xã Đặng Sơn - 1 trong 2 xã về đích NTM cuối năm 2017 cho biết: Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, người dân luôn năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất và xây dựng quê hương, phát huy đơn vị anh hùng trong kháng chiến và phát triển trong thời kỳ đổi mới.
5 năm qua, kinh tế Đặng Sơn tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, trồng các giống lúa, rau màu có giá trị và hiệu quả cao. Khuyến khích các ngành nghề như mộc dân dụng, xây, gò hàn cơ khí, sản xuất bánh đa nem, ươm tơ kéo sợi... góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Sau hơn 5 năm (2010 - 2016) xây dựng nông thôn mới, Đô Lương từ huyện chỉ có 124 tiêu chí đến nay đạt 454 tiêu chí NTM, tăng 58 tiêu chí so với năm 2015 (bình quân mỗi xã tăng 2,36 tiêu chí). Kết quả năm 2017, toàn huyện đạt 518 tiêu chí, tăng 63 tiêu chí so với năm 2016, bình quân mỗi xã đạt 16,18 tiêu chí. Trong đó có 10 xã được công nhận đạt chuẩn (năm 2014, 2015, 2016); 2 xã được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2017 (Đặng Sơn và Bồi Sơn). Phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện có 26 xã đạt xã NTM để huyện Đô Lương trở thành huyện NTM.
Thời gian tới, huyện Đô Lương tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoàn thành dự án đê Cầu Dâu để sớm hình thành khu đô thị, khu thương mại Cầu Dâu. Từng bước thực hiện quy hoạch đầu tư xây dựng một số công trình thuộc quy hoạch thị trấn Đô Lương mở rộng, gắn chỉnh trang đô thị với phát triển đô thị, như đường Giao thông nối Vườn Xanh đi Quốc lộ 7 (Thịnh Sơn).
Tiếp tục đôn đốc, phối hợp triển khai nhanh các dự án đã có chủ trương thu hút. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án: Bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đền Quả Sơn và từng bước tổ chức hoạt động dịch vụ du lịch tại khu di tích lịch sử Truông Bồn và quần thể di tích đền Quả Sơn - chùa Bà Bụt.
Chỉ đạo phát triển các làng nghề, làng có nghề đã được công nhận và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống trên địa bàn. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 huyện hội đủ các yếu tố trở thành thị xã.