1. Không gây áp lực cho con
Cha mẹ tuyệt đối không nên đặt ra mục tiêu quá xa, quá khó thực hiện. Việc này sẽ gây áp lực cho con khiến con bị trầm cảm.
2. Sẵn sàng chấp nhận kết quả không tốt
Cha mẹ cần tạo cho con chỗ dựa tinh thần vững chắc, sẵn sàng chấp nhận một kết quả thi không như mong muốn. Không nên quá đặt nặng chỉ tiêu về thành tích, con trẻ sẽ dễ bị ức chế.
Cha mẹ cần tạo cho con chỗ dựa tinh thần vững chắc, sẵn sàng chấp nhận một kết quả thi không như mong muốn.
3. Kế hoạch khen thưởng phải khéo léo
Thưởng phạt là cần thiết thì phải thưởng phạt cho đúng. Theo đó, cha mẹ cũng cần đưa ra kế hoạch khen thưởng cho con cái bằng cách dặn cố gắng theo đuổi đam mê, học hành. Nếu đạt được thì bố mẹ sẽ hỗ trợ con những món quà cần thiết.
4. Lắng nghe con
Khi con trình bày, cha mẹ phải lắng nghe xem con có mong muốn trong việc lựa chọn ngành nghề, chọn trường thi và ngành thi phù hợp; từ đó cha mẹ từ từ giải đáp những thắc mắc của con.
5. Hạn chế cáu gắt với con
Cha mẹ nên hạn chế tối đa sự cáu gắt đối với con, đặc biệt là trong mùa thi. Cha mẹ nên tạo môi trường hòa thuận, êm ấm, yêu thương trong gia đình là điều kiện lý tưởng để con có thể tiếp thu bài vở hiệu quả nhất.
6. Không nên nhồi nhét kiến thức
Cha mẹ không nên thúc ép con bằng cách nhồi nhét kiến thức, ép con chạy từ lớp này sang lớp khác để luyện thi.
7. Chú ý đến sinh hoạt, tình cảm của con
Vào mùa thi cha mẹ đặc biệt chú ý đên sinh hoạt của con, không để con uống cà phê, không để con thức khuya vì sẽ khiến trẻ bị kiệt sức.
8. Chăm sóc chế độ dinh dưỡng
Bên cạnh việc giúp giải tỏa áp lực tâm lý để giúp con tự tin vượt qua các kỳ thi quan trọng thì việc chăm sóc sức khỏe cho con suốt mùa thi cũng là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Trong suốt mùa thi, phụ huynh nên cho con ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng sữa và các loại trái cây nhiều chất xơ.
Việc xây dựng thực đơn cũng nên theo nguyên tắc “3 giảm 1 tăng” là: giảm đường, giảm muối, giảm béo và tăng chất xơ. Phụ huynh nên khéo léo khuyên con không cố gắng “nhồi nhét” bài vở sau 12 giờ đêm, thay vào đó là một giấc ngủ sâu, tập thói quen ngủ đủ giấc (6 - 8 tiếng mỗi ngày) và thức dậy sớm hơn để học bù vào hôm sau.
9. Cùng con tìm hiểu và xác định phương pháp học tập
Cùng con tìm hiểu và xác định phương pháp học tập ôn luyện hợp lý, lắng nghe và thấu hiểu tâm tư con không những làm cho tình cảm gia đình gắn kết, mà còn giúp con tự tin vững bước trên con đường tương lai sự nghiệp sau này. Hãy giúp việc học hành thi cử của con bạn không còn là nỗi lo mà thay vào đó là sự hăng hái vượt qua thử thách với sự đồng hành đáng tin cậy của cha mẹ.