(Baonghean.vn)  - Được xem là nghi lễ trọng đại nhất trong cuộc đời mỗi người, tục bắt vợ, bắt chồng ở một vài dân tộc thiểu số ở Việt Nam có nhiều điểm kì lạ, gây ngạc nhiên, tò mò với nhiều người.

resize_images1819785_1.jpgMột trong những nét văn hóa lâu đời và đặc trưng trong hôn nhân của dân tộc Mông là tục bắt vợ. Tập tục này là một giải pháp khá cho những đôi trai gái có tình ý với nhau nhưng còn gặp trở ngại từ phía gia đình. Khi chàng trai đã bắt được cô gái về nhà thì phía nhà gái bắt buộc phải đồng ý, hợp thức hóa chuyện yêu nhau và hôn nhân của đôi lứa. Ảnh: Zing.
Trong lúc đôi trai gái giằng co, cô gái dù biết trước mọi chuyện vẫn tỏ ra bất ngờ, giả vờ kêu khóc, sau đó cũng ưng đi theo chàng trai. Người Mông quan niệm, có “bắt” vợ thì người đàn ông mới chứng minh sự thật lòng với người yêu, sự mưu trí, dũng cảm của mình. Ảnh: Zing.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp cô gái không ưng để bị bắt tìm cách kháng cự hoặc tìm cách trốn khỏi nhà chàng trai hoặc được chàng trai cố tình để cô gái trốn thoát. Sau đó, chàng trai phải làm lễ vật sang nhà cô gái để “đền danh dự” cho gái. Hiện nay, tục bắt vợ của người Mông gây tranh cãi bởi có nhiều biến tướng, khi cô gái không đồng ý mà bị ép duyên và bắt đi theo người xa lạ. Ảnh: Internet.
Cũng để trai gái nên đôi khi gặp khó khăn, người Mường ở Sơn Điện, Quan Sơn, Thanh Hóa duy trì tục trộm vợ. Buổi tối, chàng trai vẫn đến nhà gái chơi. Cô gái Mường sẽ được người yêu ra tín hiệu ngầm và hai người rời nhà gái về nhà chàng trai. Sáng sớm, khi nhận ra “tín hiệu” chàng trai để lại, bố mẹ cô gái mới biết con gái mình đã bị trộm. “Tín hiệu” thường được chàng trai để lại trong nồi đồ xôi của nhà gái, thông thường là khoảng 100.000 đồng. Ảnh: Báo tin tức.
Khác với nhiều dân tộc, người Chu Ru ở Tây Nguyên có tục bắt chồng. Một thiếu nữ đến tuổi lấy chồng, phải chuẩn bị lễ vật đi hỏi chồng với chi phí khá tốn kém. Nhưng những thiếu nữ không đủ tiền để cưới chồng chỉ cần dệt cho mình 3 chiếc khăn thổ cẩm để làm lễ vật sang nhà trai. Ảnh: Viettimes.
Theo phong tục, khi đã ưng ý một chàng trai nào đó, cô gái sẽ về thông báo với gia đình. Vào ban đêm, khi mọi người đã say giấc nồng, thiếu nữ cùng 10 người thân trong gia đình sẽ đến nhà trai. Sau khi chàng trai đồng ý đeo nhẫn, cô gái dâng chiếc khăn tự tay dệt. Họ choàng chung và chính thức trở thành vợ chồng. Ảnh: Viettimes.
Người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ nên phụ nữ Ê Đê có quyền rất lớn, luôn là người quyết định mọi chuyện, kể cả việc chọn chồng. Nếu “để ý” chàng trai nào, người con gái sẽ về nhà thưa chuyện với cha mẹ để nhờ người mai mối sang nhà chàng trai dạm hỏi. Ảnh: Y Nguyên.
Lễ cưới người Ê Đê diễn ra trong hai ngày, bên nhà gái luôn đứng ra tổ chức. Sau đó, chú rể phải tòng thê (tức là phải theo và nghe lời vợ trong bất kỳ trường hợp nào). Sau lễ cưới, chàng trai phải theo về nhà vợ ở, con sinh ra cũng phải theo họ mẹ. Chú rể muốn về thăm cha mẹ cũng phải xin phép, mỗi lần người vợ ra khỏi nhà là người chồng phải chuẩn bị vật dụng cần thiết để đi theo vợ. Ảnh: Y Nguyên.

 Kim Ngọc

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN