Chảy dầu là dấu hiệu chứng tỏ chiếc xe của bạn đang gặp vấn đề. Dựa vào loại dầu chảy ra là dấu nhớt hay dầu máy mà bạn có thể chẩn đoán được bệnh của xe. Cụ thể, nếu dầu chảy ra là dầu nhớt màu vàng nhạt thì vấn để là ở hộp máy, nếu dầu có màu đỏ, vê tay thấy trơn thì là dầu hộp số và trợ lực. Còn nếu thấy có vết rớt nước nhưng vê tay không trơn thì đó là nước làm mát.
Các chuyên gia cho biết, nếu xe chảy dầu đáy ở các te hoặc phớt trục thì kiểm tra dưới gầm sẽ thấy. Còn nếu chảy dầu từ phớt line trục cam hoặc phía trên thì rất khó tìm hiểu điểm dầu chảy ra.
Thông thường, việc rò rỉ dầu thường báo hiệu các bệnh ẩn của xe, nếu không kiểm tra và sửa chữa dễ dẫn đến các hiện tượng như:
- Mòn ống cao su và phớt dầu
- Cháy xe do dầu rò rỉ lâu ngày
- Hỏng động cơ vì không đủ dầu làm trơn và làm mát.
Một cách để kiểm tra dầu bị rò rỉ chính là nhìn vào que thăm dầu động cơ. Bên cạnh đó, nếu xe bị rò dầu thì bạn rất dễ ngửi thấy mùi lạ như mùi dầu cháy, hoặc khi quan sát ống xả sẽ thấy nhiều khói đen hơn bình thường. Khi nghi ngờ cần xem xét dưới gầm xe ngay để xem có dung dịch lạ nào nhỏ dưới đất không.
Nguyên nhân gây chảy dầu xe ô tô
Một trong những nguyên nhân thường gặp gây chảy dầu xe chính là gioăng nắp, hay còn được gọi là gioăng bugi, gioăng dàn cò. Thông thường, các mẫu xe giá rẻ chạy lâu như Kia Morning, Cerato hay Huyndai Getz, Toyota Vios…thường gặp tình trạng này, dẫn đến chảy dầu hay chảy dầu dàn cò.
Nguyên nhân dẫn đến việc gioăng nắp là do khoang máy bị nóng khi sử dụng động cơ quá nhiều. Hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài (trung bình xe đi trên 100.000 km) sẽ khiến gioăng cao su của xe bị cứng và co lại. Sự sai lệch kích thước khiến cho gioăng không thể bít kín nắp, khiến dầu bên trong bị rò ra ngoài.
Ở trong động cơ dầu được định hình bởi 2 trạng thái, có áp lực và không có áp lực. Trong tình trạng không có áp lực thì dầu thường không rò rỉ và dầu sẽ bắt đầu rò rỉ nếu động cơ hoạt động. Vậy nên để kiểm tra xem xe có bị rò dầu hay không thì bạn phải kiểm tra trước khi bước lên xe. Hãy ghi nhớ mức dầu động cơ trước và sau khi khởi động. Cũng có nhiều trường hợp rằng dầu rút là do động cơ bị bẩn, điều này đòi hỏi bạn phải vệ sinh lại động cơ mới có thể xác định điểm rò rỉ. Hãy tẩy động cơ bằng các dung dịch như 409 và chỉ tiến hành vệ sinh khi động cơ đã nguội để tránh bay hơi.
Việc bay hơi có thể khiến cấc thiết bị điện của bạn gặp vấn đề sau khi vệ sinh. Khi kiểm tra động cơ cần xem xét kĩ các điểm có thể gây rỉ dầu, ngoài ra bạn cũng cần đánh giá mức độ nghiêm trọng và độ rộng của vùng rò rỉ. Hãy dùng đèn pin để rọi xem đâu là nơi bị rò rỉ, sau đó nghĩ câchs sửa nó. Chú ý khi sửa chữa nên kiểm tra từ trên xuống dưới.
Nếu không xử lí hiện tượng này sớm sẽ khiến khoang máy xe nóng lên, thiếu dầu và động cơ ma-xát nhiều, dễ mòn, hỏng.
Cách khắc phục hiện tượng chảy dầu xe ô tô
Phần cứng ô tô được làm từ nhiều bộ phận và các trục. Gioăng cao su được dùng để nối các bộ phận này, giúp dầu động cơ không bị chảy ra ngoài. Mỗi trục thông thường sẽ có 1 phớt dầu. Khi lái xe lâu ngày, các trục quay và nhiều chi tiết trong xe phải chịu sự thay đổi nhiệt độ liên tục, khiến cho phớt dầu và giăng cao su dần bị thoái hóa. Sau đó dầu sẽ theocác kẽ này rò rỉ từ từ, tạo thành các vũng dầu dưới gầm xe.
Thông thường, các bộ phận như phớt dầu và gioăng cao su thường có giá khá rẻ nhưng thời gian sửa chữa, thay thế lại khá lâu vì phải tháo lắp nhiều bộ phận. Bạn không nên tự làm việc này ở nhà mà hãy đem xe đến các garage để được lắp ráp trong đúng cách.
2. Sử dụng chất trám rò rỉ dầu
Nếu phát hiện ra chỗ rò rỉ dầu mà không muốn thay bộ phận, bạn có thể dùng chất trám để bịt chỗ hổng lại. Chất trám này vốn ở dạng lỏng và muốn dùng phải trộn với dầu động cơ. Nó có thể bịt chỗ hổng lại nhưng vẫn có thể dùng như 1 hàn phớt dầu và gioăng từ từ, giúp các bộ phận này tự hồi phục lại tình trang ban đầu.
Điểm khá đặc biệt là chất trám rất lỏng nên không gây tắc nghẽn đường truyền dầu.
3. Xiết chặt các bu lông
Trong nhiều trường hợp, việc bu-lông bị lỏng cũng gây ra những khe hở giữa các bộ phận, khiến cho dầu rò ra ngoài. Trường hợp này khá phổ biến bởi xe ô tô thường bị lỏng khớp sau một thời gian dài hoạt động. Cách giải quyết vấn đề này rất đơn giản, đó là bạn hãy siết lại các con ốc cho chặt lại. Dù vậy, các dòng ô tô khác nhau đôi khi cũng có các siết bu-lông theo thông số kĩ thuật khác nhau.
Vậy nên, trước khi siết bu-lông bạn cần kiểm tra các sách hướng dẫn sử dụng để biết về yêu cầu về độ chặt của bu-lông cũng như một số điểm càn chú ý nếu tiến hành tự sửa chữa. Còn trong trường hợp không hiểu rõ về chiếc xe của mình, bạn nên nhờ các thợ sửa chữa lành nghề thay vì tự mình làm, dễ biến "lợn lành thành lợn què".