Theo ông Ngô Đức Quỳnh - Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, khoảng từ ngày 17/10 đến ngày 5/11, dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn Nghệ An đã "giảm nhiệt".
Từ nửa tháng nay, mỗi ngày cả tỉnh chỉ có từ 100 - 200 con lợn bị nhiễm dịch, phải tiêu hủy. Trong khi đó, trong khoảng từ đầu tháng 9 đến nửa đầu tháng 10, mỗi ngày Nghệ An tiêu hủy hàng nghìn con lợn.
Ông Ngô Đức Quỳnh - Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Huyện Quế Phong duy trì chốt kiểm soát dịch bệnh gia súc trên Quốc lộ 48. Ảnh: Xuân Hoàng Huyện Diễn Châu là địa phương hiện còn 29 xã đang có dịch chưa qua 30 ngày. Ông Nguyễn Trọng Bốn - Trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện cho biết, từ 10 ngày nay, số lợn bị nhiễm dịch hàng ngày rất ít, có những ngày không có xã nào báo lợn bị nhiễm bệnh.
Tương tự, tại huyện Yên Thành, khoảng giữa tháng 10 lại nay, mỗi ngày có vài ba con lợn được các địa phương báo lên bị nhiễm dịch. Điều đó cho thấy, mầm dịch đã giảm so với trước.
Các địa phương tiếp tục triển khai các giải pháp phòng chống dịch đồng bộ hơn; đặc biệt người dân đã nhận thức cao hơn trong công tác phòng chống dịch.
Người dân chủ động phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Ảnh tư liệu Xuân Hoàng Tuy nhiên, nguy cơ cao tái dịch ở nhiều địa phương, bởi giá lợn thịt đang tăng cao, khiến người dân nóng vội tăng đàn khi chưa đủ điều kiện an toàn sinh học trong phòng chống dịch bệnh. Qua khảo sát cho thấy, đầu tháng 11, giá lợn thịt tại Nghệ An đã tăng lên từ 60.000 - 62.000 đồng/kg, dự kiến còn cao hơn cho đến cuối năm.
Đến ngày 5/11, trên địa bàn Nghệ An còn 314 xã có dịch chưa qua 30 ngày. Số lượng lợn tiêu hủy 79.249 con. Một số địa phương có nhiều xã đang có dịch: Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Quế Phong...