Nhạc trưởng Akram Mahinan

Tiền vệ trung tâm số 12 Akram Mahinan có lối đá băm bổ khá giống Ngô Hoàng Thịnh, một cầu thủ đang có tin đồn sẽ trở về thi đấu cho SLNA. HLV Tan Cheng Hoe ưa thích lối đá 2 tiền vệ trung tâm, một làm nhiệm vụ “máy quét” như Syamer bin Kutty Abba (14), người còn lạiAkram Mahinansẽ làm nhiệm vụ kiến tạo.

 
1312_tv2895944_11122018.jpgTiền vệ Akram Mahinan (12) sẽ trở thành đối thủ của Quang Hải. Ảnh: Internet

Tiền vệ Sanrawat của Thái Lan có thể xuất sắc nơi đâu nhưng khi đối đầu đôi Akram Mahinan - Syamer Kutty Abba, tiền vệ này hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Trong khi Syamer đặc biệt lợi hại với những tình huống càn quét, thu hồi bóng, thì Mahinan lại tỏ ra xuất sắc ở khả năng chuyền bóng, điều tiết trận đấu.

Chứng kiến màn trình diễn ấn tượng của cầu thủ sinh năm 1993, người hâm mộ bóng đá Malaysia đã có thể phần nào quên đi sự vắng mặt của công thần Safiq Rahim tại giải lần này.

Akram Mahinan là số ít cầu thủ Malaysia đã thi đấu trọn vẹn các trận AFF Cup 2018, và là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất trong 2 lượt bán kết với người Thái. "Tôi đã chơi không thực sự tốt trong trận đấu ở vòng bảng tại Hà Nội", Akram thừa nhận. "Hy vọng trận đấu tới ở Bukit Jalil tôi sẽ làm việc hiệu quả hơn".

Trong cách đá pressing của Malaysia, tiền vệ 25 tuổi này sẽ trở thành đối thủ của Quang Hải. Điều đáng nói là cả Akram và Quang Hải đều đã nhận 1 thẻ vàng và rất có thể sau trận đấu trên sân Bukit Jalil, chưa chắc họ đã có mặt ở Mỹ Đình trọng trận lượt về, nếu như không “bảo trọng”.

Pháo ít nòng

Nếu chắt chiu được cơ hội, biết sáng tạo đột biến thì hàng phòng thủ sẽ giữ sạch mành lưới khi đối đầu với người Mã. Trận lượt về ở Bangkok là một ví dụ điển hình, các cầu thủ chủ nhà Thái Lan đã “ngạt thở” trước lối đá pressing ấn tượng và thường xuyên mắc sai lầm, kể cả khi ở thế hơn người.

Lối đá của đội tuyển Malaysia dưới thời HLV Tan Cheng Hoe mang dấp dáng hình ảnh một đội bóng hạng 2 châu Âu. Việc để thua 0-2 tại Mỹ Đình là do ông Tan bố trí một đội hình chơi pressing nhưng thiếu nhân tố gây đột biến ở hàng công. Có cảm giác như ông bị sập bẫy “điệu hổ ly sơn” của người đồng nghiệp người Hàn Quốc.

ĐT Việt Nam đang tràn đầy cơ hội giương cao Cúp vàng. Ảnh tư liệu: Trung Kiên

Trước trận chung kết, sau 6 trận đấu Malaysia có 9 bàn thắng. Nhưng ông Tan chỉ có 3 cầu thủ ghi bàn, gồm Norshahrul Idlan Talaha (5 bàn), đội trưởng Zaquan Adha Radzak (3) và hậu vệ phải Syahmi Safari (1) - người bị treo giò trận lượt đi khi đối đầu với Việt Nam. Điều đó lý giải vì sao ép sân, cầm bóng khá nhiều nhưng bàn thắng của Malaysia lại ít, đại pháo này chỉ “hai nòng”.

Trong đội hình 4-4-2, hai tiền đạo Norshahrul Talaha và Zaquan Adha thường xuyên hoán đổi vai trò cho nhau, để khiến hàng thủ đối phương lúng túng. Thái Lan đã trả giá khi hàng hậu vệ không kiểm soát được bộ đôi này, để cho họ có quá nhiều khoảng trống. Bàn gỡ 2-2 của Norshahrul ở Bangkok là tình huống mà anh di chuyển thông minh, thoát khỏi hàng phòng ngự có đến 7 cầu thủ.

Miếng đánh quen thuộc của HLV Tan Cheng Hoe  là để Talaha lùi thấp, trong khi đó, 2 tiền vệ biên Safawi và Sumareh chủ động dâng cao, chuyển thành đội hình 4-3-3. Cầu thủ nhập tịch người gốc Gambia là Sumareh bên biên phải mạnh về thể lực và tốc độ, bất ngờ có các pha xử lý bóng kỹ thuật xông thẳng vào vòng 16,5m  có tính đột biến cao.

Tuy chưa ghi bàn, nhưng số 13 này đóng góp tích cực quấy rối, phá sức đối phương. Trên sân Bukit Jalil, Sumareh sẽ đóng vai trò kiềm chế Đoàn Văn Hậu tham gia hỗ trợ tấn công.

Chủ nhà Malaysia sẽ pressing dồn ép đối phương tức thở để rồi kết liễu trận đấu. Trong khi đó,  ông Park Hang-seo lại giỏi trong việc sử dụng lối đá gồng mình chống đỡ, nhường thế trận cho đối phương và bất ngờ có bàn thắng bằng các tình huống tấn công sắc lẹm. Kiểu dụng binh của 2 nhà cầm quân như nước với lửa, nên trận chung kết AFF Cup 2018 trở nên đáng xem hơn!