1. Đèn Halogen
2. Đèn Xenon - HID
Tuy nhiên, chi phí sản xuất, bảo dưỡng đèn Xenon khá cao khi được cấu tạo từ nhiều bộ phận như thấu kính hội tụ, bóng xenon và ballast ổn định điện áp. Đây là lý do làm hạn chế sự xuất hiện của bóng Xenon trên nhiều dòng xe.
Bên cạnh đó, đèn Xenon có thời gian phát sáng chậm, khi vừa bật đèn ánh sáng có màu xanh, sau đó đèn mất khoảng 3 - 5 giây để chuyển sang màu trắng và đạt cường độ sáng cao nhất. Độ chói của loại đèn này cũng dễ cản trở xe đi ngược chiều.
3. Đèn LED
Nhiệt độ màu của đèn LED đạt mức 5.000 - 6.300 độ K cho ánh sáng trắng, độ sáng có thể đạt gần 10.000 Lumen, thông số này gấp đôi so với đèn Xenon.
Đèn LED có ưu điểm phát sáng nhanh, không tiêu tốn nhiều năng lượng để kích hoạt. Tuy nhiên, loại đèn này lại tỏa nhiệt rất lớn dễ làm tăng nhiệt độ của chip bán dẫn ảnh hưởng đến các chi tiết lân cận. Vì vậy, đèn LED thường được chế tạo kèm theo hệ thống làm mát, khiến chi phí, giá thành cao.
4. Đèn Laser
Nhược điểm của đèn laser là không có chế độ pha (high beam), vì vậy, hệ thống đèn Laser cần được hỗ trợ thêm bởi đèn Bi-Xenon hoặc đèn LED, khi người lái có nhu cầu “nháy pha”. Bên cạnh đó, loại đèn này tỏa nhiệt rất lớn; giá thành của đèn Laser khá đắt đỏ vì vậy chỉ có một số mẫu xe sang mới lắp đặt loại đèn này.