(Baonghean.vn) - 0 giờ, chúng tôi theo chân những người cạo mủ cao su mới thấy hết những  khó khăn, vất vả của người đi cạo mủ cao su. Không dễ gì người dân Minh Hợp để có được “ vàng trắng”. Khi mọi người chìm vào giấc ngủ ngon thì những người thợ cạo mủ mới bắt đầu công việc của mình cho đến tận sáng sớm hôm sau. 

Phóng viên Báo Nghệ An xin giới thiệu một số hình ảnh vừa mới ghi lại xã Minh Hợp (Quỳ Hợp):

Anh Nguyễn Hùng ở xóm Minh Hồ, xã Minh Hợp đang mài dao chuẩn bị cho chuyến cạo mủ mới.
Trước khi cạo mủ cao su, những người thợ cạo mủ cao su lại treo đèn cho nhau. Đèn pin không những giúp người thợ cạo mủ nhìn thấy côn trùng trên thân cây mà còn để nhìn rõ từng đường dao khứa lên thân cây lấy mủ.
Giữa ánh sáng đèn pin lúc mờ lúc tỏ, chị Lê Thị Ngân rạch từng đường dao lên thân cây cao su để lấy mủ. 
Sau 2 đến 3 giờ đồng hồ bát cao su cho đầy mủ. Với cây cao su, mỗi ngày có 2 ca cạo mủ , ca 1 từ 18h đến 0h, ca 2 từ 0h đến 6h sáng. 
Dao cạo mủ cao su được lau chùi ngay sau khi kết thúc công đoạn lấy mủ và gói cẩn thận để luôn giữ lưỡi dao sắc, tốt.
Chị Lê Thị Tú  cho hay: "Sau khi trút hết cao su ở bát thì phải úp bát trở xuống để tránh nước mưa rơi vào bát, bởi chỉ chút nước lạnh rơi vào bát sẽ làm cho chất lượng cao su kém đi, chính vì thế những ngày mưa không ai đi lấy mủ cao su cả ".
Nếu như mùa này năm trước giá cao su 15.000 đồng/kg thì hìện tại giá cao su đang xuống thấp, chỉ 4.700 đồng/kg nhưng người dân vẫn hy vọng cây cao su vẫn là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế.
Mặc dầu giá cao su hiện tại đang xuống thấp nhưng người trồng cao su vẫn không nản lòng gắn bó với cây cao su.
Phóng viên Báo Nghệ An sau 1 đêm thức cùng những người thợ cạo mủ cao su ở Minh Hợp. Bà con cho biết sở dĩ phải cạo mủ ban đêm vì đêm xuống mát mẻ cây cao su cho nhiều mủ và chất lượng hơn.
 

Thu Hương - Đặng Cường