Đề nghị Hát Then thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sở VHTTDL Tuyên Quang đã hoàn thành hồ sơ Nghi lễ Hát Then của dân tộc Tày để trình Bộ VHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Ảnh minh họa

Hiện nay, Hát Then đang tồn tại ở hai dạng chính: Then cổ (Then tâm linh phục vụ việc hành nghề  tín ngưỡng) và Then mới (Then văn nghệ có  cải biên, sáng tác dựa trên âm hưởng Then cổ). Các tỉnh, thành phố có hát Then là: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng,…

Hát Then cũng như nhiều di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mai một nghệ nhân, thiếu người kế cận… đặc biệt là việc lưu giữ các làn điệu Then cổ.

Tỉnh Tuyên Quang hiện có hàng chục hạt nhân văn hóa là người dân tộc Tày có nhiệm vụ phổ biến, duy trì làn điệu Hát Then ở cơ sở. Tuy nhiên, do một bộ phận người dân tộc Tày không còn nói được tiếng mẹ đẻ nên đây là thách thức không nhỏ đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản hát Then.

Tuyên Quang đã đề ra nhiều giải pháp bảo tồn di sản Hát Then, trong đó có việc xây dựng đề án làng văn hóa du lịch gắn với bảo tồn các nghi lễ Then.

Mới đây, Bộ VHTTDL cũng đã đệ trình Chính phủ Dự án bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hát Then - Đàn Tính, từng bước chuẩn bị cho việc lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận nghệ thuật Hát Then - Đàn Tính là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Theo (Chinhphu.vn) – LC

Tin mới