072338-3.jpgMọi người cần chú ý tới dấu hiệu chảy máu chân răng

Theo BS Vũ Quang Hưng, ung thư máu (còn gọi là ung thư bạch cầu, bệnh bạch cầu) là một dạng ung thư ác tính. Bệnh xuất hiện khi cơ thể bắt đầu có hiện tượng bạch cầu gia tăng đột biến.

Bạch cầu vốn đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên khi tăng số lượng một cách đột biến như vậy, nó sẽ bị thiếu thức ăn cũng như nguồn cấp dinh dưỡng, vì thế bạch cầu sau đó thường ăn chính hồng cầu - thành phần quan trọng của máu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì thế người bệnh khi mắc bệnh sẽ bị thiếu máu đến chết.

Cũng theo BS Hưng, hiện nay có ung thư máu cấp tính và ung thư máu mạn tính. Mỗi nhóm chia làm nhiều nhóm. Mỗi thể bệnh tiên lượng khác nhau nên có cách điều trị khác nhau.

Ung thư máu bao gồm: Bệnh bạch cầu, ung thư hạch và u tủy.

Khi mắc phải bệnh bạch cầu cấp tính, cơ thể đã sản xuất một số lượng lớn các tế bào máu trắng chưa trưởng thành làm tắc nghẽn tủy xương và ngăn chặn tủy xương sản xuất các tế bào máu khác cần thiết để xây dựng nên hệ thống miễn dịch cân bằng và dòng máu khỏe mạnh.

Đối với những người mắc dòng lymphoma sẽ ảnh hưởng đến hệ bạch huyết - một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng và bệnh tật.

Khi có u lympho nghĩa là cơ thể sản sinh quá nhiều tế bào lympho một cách vô tổ chức và các tế bào lympho này tồn tại được lâu hơn gây nên tình trạng quá tải, làm tổn hại hệ thống miễn dịch của cơ thể. Lymphoma có thẻ phát triển trong nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả hạch bạch huyết, tủy xương, máy, lá lách và các cơ quan khác.

Còn đối với dòng đa u tủy chính là một bệnh ung thư máu của các tế bào plasma.

Về nguyên nhân gây ung thư máu, theo BS Hưng đến nay vẫn không có nguyên nhân chính mà có yếu tố nguy cơ gây đột biến, gây bệnh ung thư máu. Tuy nhiên, vẫn có yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư máu như: Môi trường sống, hóa chất độc hại, các chất phóng xạ, nhiễm virus và do đột biến gen…

BS Hưng khuyến cáo, mọi người có thể căn cứ vào những dấu hiệu sau để nhận biết bệnh ung thư máu đang tấn công.

Khi cảm thấy người bệnh mệt mỏi kéo dài, sốt kéo dài, gầy sút cân nhiều, da xanh tái, xuất huyết bầm tím da và cơ quan khác.

Ngoài ra, người bị ung thư máu còn có dấu hiệu đau bụng, thiếu máu, phát ban, nổi mụn hoặc ban xuất huyết giảm tiểu cầu trên cơ thể, đau xương khớp, hay nhiễm trùng, khó thở, đau xương khớp….

Đặc biệt, mọi người cần hết sức chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo trước nhưchảy máu mũi, chảy máu chân răng , chảy máu kinh nguyệt kéo dài..

Khác với sốt xuất huyết, các vết bầm của căn bệnh này đa hình thái như nốt, chấm, mảng và rải rác ở tay chân hay lan rộng toàn thân. Các vết xuất huyết ban đầu có màu đỏ, sau đó chuyển sang vàng nhạt và thâm.

Cuối cùng để biết chính xác người bệnh có bị xuất huyết giảm tiểu cầu hay không các chuyên gia khuyến cáo nên thường xuyên đi khám sức khỏe, xét nghiệm máu kịp thời để phát hiện bệnh, đặc biệt là khi xuất hiện các triệu chứng như trên.