Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận.

Khi nhận thấy những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi gặp bác sĩ để phát hiện sớm và được điều trị căn bệnh sỏi thận.

Các cơn đau

Một trong những dấu hiệu của bệnh sỏi thận là sự xuất hiện của các cơn đau.Viên sỏi có thể gây đau ở vùng xườn bụng, giữa xương sườn và hông, đau ở hông cảm giác đau lan tỏa tới tận háng.

Tiểu ra máu

Tiểu ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn gây tổn thương thận chảy máu.Trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gây bí tiểu do sỏi đã lấp kín đường đi của nước tiểu.

Dấu hiệu cảnh báo sỏi thận bạn chớ bỏ qua

Sốt cao

Nếu kèm theo đó là sốt cao dần thì có thể là dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm đang hiện diện và cần có sự can thiệp y học ngay lập tức.

Cách phòng ngừa sỏi thận

Cách tốt nhất để chữa bệnh sỏi thận là phòng ngừa. Nếu bạn không có bất kỳ một tiền sử bệnh tật nào thì cần uống 8-10 cốc nước mỗi ngày để giảm sự hình thành của sỏi thận.

Nếu đã có sỏi thận thì cần đặc biệt tuân thủ chế độ ăn do bác sĩ đề ra (tùy vào loại sỏi thận mà bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn 1 chế độ ăn phù hợp) cũng như duy trì lượng nước cho cơ thể.

Nếu các thực phẩm giàu protein và chất béo như thịt mỡ, thịt đỏ, nội tạng động vật… là lựa chọn thường xuyên cho bữa ăn gia đình, bạn nên cẩn trọng, vì đó là một nguyên nhân dễ xuất hiện sỏi.Thức ăn giàu protit và chất béo khiến hàm lượng cholesterol trong dịch mật tăng cao, dễ tạo sỏi. Thêm nữa, ăn nhiều thịt, nội tạng sẽ tạo ra các chất chuyển hóa a-xít uric, có thể hình thành sỏi.

Hạn chế ăn mỳ tôm. Thường xuyên hoặc ăn quá nhiều mỳ tôm cùng lúc khiến chức năng gan thận quá tải, dễ mắc chứng sỏi thận hoặc viêm gan.

Không nên tùy tiện dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn, tránh gây tổn thương cho thận và sức khỏe toàn cơ thể.

Theo Alobacsi.vn