Người Mông từ xưa có tập quán du canh du cư. Họ ở vùng đồi nào đó 3-4 năm canh tác nương rẫy, trồng cây, chăn nuôi … sau đó, đất bạc màu, giảm độ mùn họ lại di chuyển sang vùng đất mới có độ phì nhiêu, màu mỡ hơn. Mỗi lần di chuyển theo chu kì như vậy, họ để lại vùng đất đó hàng trăm, hàng ngàn gốc đào Mẹo. Chính vì tục du canh du cư đó nên hiện giờ ở khắp núi rừng trải dọc biên giới Việt – Lào phủ kín những gốc đào.
Người Mông ở biên giới Quế Phong thường trồng đào phía trên những đỉnh đồi có đất rẫy. Đến nay, khắp núi đồi trải dọc biên giới Việt – Lào phủ kín những gốc đào. Ảnh: Hùng Cường
Mùa này các vườn đào đang vào giai đoạn chín rộ. Ảnh: Hùng Cường
 
72 hộ đồng bào Mông của 3 bản Huồi Mới 1, Huồi Mới 2, Pà Khốm được Ban di dân phát triển nông thôn miền núi hỗ trợ trồng, chăm sóc gần 13.000 gốc đào. Ảnh: Hùng Cường
Loại đào này quả thơm, ngon, giòn, giá trị kinh tế cao. Ảnh: Hùng Cường
 
Thời điểm này, đang vào mùa thu hoạch đào. Ảnh: Hùng Cường
 
Vào mùa, nhiều gia đình người Mông ở Tri Lễ thu hàng triệu đồng từ bán đào quả. Ảnh: Hùng Cường
Vườn đào mùa này cuốn hút với nhiều sắc màu. Ảnh: Hùng Cường
Giá đào Mông được thu mua tại vườn có giá từ 7.000 – 10.000 đồng/kg. Ở trung tâm xã biên giới Tri lễ giá 15.000 đồng/kg và ở khu vực thị trấn Kim Sơn (Quế Phong) có giá bán 20.000 đồng/kg. Ảnh: Hùng Cường

Quế Phong rực rỡ sắc đào Mông

(Baonghean.vn) - Trước đây khi nhắc đến người Mông xã Tri Lễ huyện Quế Phong là nhiều người nghĩ ngay đến trồng cây thuốc phiện, di dịch cư trái phép hay đốt rừng làm rẫy. Nhưng nay, nắm bắt nhu cầu thị trường, người Mông ở đây đã bắt đầu làm kinh tế từ một giống cây địa phương. Đó là trồng đào để kinh doanh dịp Tết.