Trang UPI dẫn nghiên cứu lớn nhất liên quan đến những người đi xe đạp, bơi lội và chạy bộ về mối lo ngại việc đạp xe đạp có thể làm hại chức năng tình dục hoặc tiết niệu do áp lực lâu dài đến mông và đáy chậu (vùng giữa bìu và hậu môn).
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Benjamin Breyer, bác sĩ phẫu thuật niệu đạo tại Đại học California, San Francisco (Mỹ), cho biết các kết quả cho thấy rằng đạp xe không làm tổn hại đến đáy chậu hơn là bơi lội và chạy bộ.
Ông giải thích: "Tôi nghĩ nếu bạn đi xe một cách an toàn thì lợi ích sức khỏe của việc đạp xe đạp rất to lớn. Lợi ích cho sức khỏe tổng thể vượt xa những mối quan tâm khác”.
Đạp xe đạp, dù được thực hiện vì mục đích giải trí hay đi lại, ngày càng trở nên phổ biến, ông Breyer nói. Nhưng hoạt động này đã nhận được nhiều sự quan tâm về những tác động tiềm ẩn của nó đối với sức khỏe tình dục và tiết niệu.
Ông nói: "Một số người để bảo vệ sức khỏe tình dục và tiết niệu đã chọn mặc quần soóc đệm và sử dụng các loại ghế khác nhau”.
Nghiên cứu mới về nam giới khảo sát 2.774 người đi xe đạp, 539 người bơi lội và 789 người chạy bộ. Tất cả đã hoàn thành một số câu hỏi đã được kiểm chứng nghiên cứu về sức khỏe tình dục, các triệu chứng tiền liệt tuyến, nhiễm trùng đường tiểu, tê liệt và buồn nôn, và các yếu tố khác.
Những người đi xe đạp cũng được hỏi về loại xe đạp, loại yên xe và góc độ, tần số mặc quần soóc đệm, tỷ lệ thời gian dành trên yên xe, loại tay lái và loại bề mặt yên. Người đi xe đạp được chia thành một nhóm cường độ cao (đi xe đạp hơn hai hoặc ba lần mỗi tuần và trung bình hơn 40 km mỗi ngày) và một nhóm cường độ thấp.
Đáng chú ý, những người đi xe đạp cường độ cao ghi lại điểm chức năng cương cứng tốt hơn những người đi xe đạp có cường độ thấp.
Cũng đáng chú ý là những người đi xe đạp có tỷ lệ xuất hiện sẹo hoặc thu hẹp niệu đạo - chứng co thắt niệu đạo - cao hơn 2 lần so với bơi lội hoặc chạy bộ. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến dòng nước tiểu ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, sức khỏe tình dục và tiết niệu của người đi xe đạp có thể so sánh được với các vận động viên khác.
Trong số những người đi xe đạp, những người đứng hơn 20% thời gian trong khi đạp xe đã giảm đáng kể tỷ lệ gặp phải chứng tê liệt sinh dục. Ngoài ra, chiều cao tay lái thấp hơn chiều cao ghế ngồi làm tăng nguy cơ tê rách bộ phận sinh dục và đau khớp thịt lưng.
Ông đề nghị nam giới chấp nhận nhiều hơn các phương pháp này: không ngồi trên yên xe, mặc quần áo bảo vệ, sử dụng ghế có đường cắt (có vài chi tiết lược bỏ), và xe đạp thích hợp với dáng người.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tiết niệu tháng 3/2017.