Kỳ 21: Các tình huống hạ đường huyết: Hạ đường huyết thực thể, hạ đường huyết chức năng
1. Hạ đường huyết thực thể
Thường xảy ra khi bụng đói, buổi sáng, ăn muộn hoặc bỏ bữa, sau vận động quá mức. Biểu hiện lâm sàng thường nặng. Cần chú ý đến điều kiện, tình huống xảy ra cũng như yếu tố phối hợp. Định lượng đồng thời glucose máu, insulin và peptide C. Có thể tạo lại tình huống bằng nghiệm pháp nhịn ăn. Có 3 tình huống xảy ra như sau
1.1. Insulin máu, peptide C và tỷ insulin/glucose đều tăng
U tiết insulin, kích thích tiết insulin nội sinh do thuốc hay không, Sulfamide hạ đường huyết, Quinin
1.2. Insulin và tỷ insulin/glucose đều tăng nhưng peptid C thấp
Dùng insulin ngoại sinh, chứng giả bệnh, nghiệm pháp phạm pháp (manoeuvre criminelle)
Tìm kháng thể kháng insulin nếu dùng insulin bò, heo không có nếu dùng insulin người.
1.3. Insulin thấp, tỷ lệ insulin/glucose bình thường hoặc thấp
Có thể liên quan đến bệnh tật, nhiễm độc hoặc do thuốc hạ đường huyết do u ngoài tụy (u mạc treo định vị phúc mạc, sau phúc mạc, lồng ngực), u gan, u vỏ thượng thận, u biểu mô. Thường hạ đường huyết tái diễn, nặng. Chẩn đoán dễ do u lớn, chụp CT scanner, định lượng tăng IGF2 (insulin like growth factor 2)
2. Hạ đường huyết chức năng
Thường xảy ra 2-4 giờ sau ăn, thường không có dấu thần kinh cảm giác. Rất hiếm khi hôn mê. Biểu hiện đói cồn cào và đổ mồ hôi. Bệnh nhân thường có tiền sử cắt dạ dày, nối vị tràng, cắt thần kinh X chọn lọc. Đó là hạ đường huyết do cường insulin (do thức ăn xuống quá nhanh trong ruột non) cần phân biệt hội chứng Dumping. Cần phải định lượng đường máu khi xảy ra sự cố trên. Cần thực hiện lại test. Bệnh nhân không có can thiệp bệnh lý dạ dày (thường là phụ nữ) hạ đường huyết do cường insulin hoặc nhạy cảm quá mức đối với insulin. Phản ứng thần kinh thực vật mà không phải hạ đưòng huyết ở phụ nữ lo âu và trầm cảm.
Đái tháo đường - những điều bạn cần biết
Bác sỹ Nguyễn Văn Hoàn (Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Nghệ An)