(Baonghean.vn)- Xã Hùng Sơn - Anh Sơn (Nghệ An) đang triển khai xây dựng mô hình chế biến chè sạch bằng các phương pháp thủ công truyền thống với thương hiệu chè '1 tôm 2 lá'.
Chè được biến chè bằng phương pháp thủ công nên các công đoạn đều được thực hiện cẩn thận, tỷ mỷ. Ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu, chè được hái bằng tay trên nguyên tắc “một búp, hai lá”; hái đúng thời điểm và phải được sao ngay trong ngày hái. Người dân đi hái chè thủ công để từng búp chè không bị dập nát và đảm bảo "1 tôm 2 lá". Vùng chè thực hiện chăm sóc theo qui trình Viet GAP. Sau khi chè được hái xong được người dân đem về chế biến, sao bằng lò thủ công. Quá trình sao chè không để lửa quá to, để tránh chè bị đỏ. Đây là mô hình sản xuất chè thủ công của gia đình anh Nguyễn Cảnh Tuấn xóm 4 xã Hùng Sơn hiện đang được nhiều người biết đến. Sau khi sao, chè được vò bằng tay để loại bỏ bụi chè giúp cho sản phẩm được đều và đẹp. Anh Tiếp tục vò chè bằng máy trong khoảng 20 phút. Tiếp tục sao khô chè bằng máy. Chè được sàng sảy kỹ lưỡng trước khi đóng gói, các công đoạn chế biến chè đều được làm bằng tay. Với giá thành 150 ngàn đồng/kg, trừ chi phí mỗi năm anh thu lãi khoảng 80 triệu đồng. Các ngọn chè được hái phải đều nhau như một. Để làm được 1 kg chè khô thì phải cần 6 kg chè tươi. Sản phẩm cuối cùng là đây và đã được nhiều người đến mua đem về sử dụng. Ông Nguyễn Hữu Hoàn Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Việc sản xuất chè theo phương pháp thủ công chất lượng cao đang là hướng đi mới đầy triền vọng nhằm giúp người dân trồng chè nâng cao thu nhập, đồng thời góp phần xây dựng thương hiệu riêng cho vùng sản xuất chè Hùng Sơn. Chính quyền địa phương đang khuyến khích các gia đình có diện tích trồng chè lớn học hỏi kinh nghiệm, nhân rộng cơ sở chế biến chè thủ công tại gia đình để nâng cao hiệu quả kinh tế.”. Chè nguyên liệu 'một tôm hai lá". Huyền Trang – Thái Hiền