Tuy nhiên, theo ông Daniel L. Davis - thành viên cấp cao trong tổ chức “Những ưu tiên quốc phòng” và là trung tá Quân đội Mỹ nghỉ hưu năm 2015, sau 21 năm trong quân ngũ và từng tham gia 4 cuộc chiến, nếu mục tiêu cuối cùng của Mỹ là ngăn chặn sự xâm lược và ngăn ngừa chiến tranh thì loạt bộ trừng phạt mới này sẽ không giúp đạt được kết quả đó.
Ông Davis cho rằng, thực tế chỉ có 2 cách để thực hiện phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên: một là thông qua ngoại giao cứng rắn đầy thách thức và hai là thông qua việc triển khai cuộc chiến tranh phòng ngừa tàn bạo và đẫm máu. Điều chắc chắn là việc khởi động cuộc tấn công quân sự phòng ngừa sẽ kích động nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đáp trả bằng cuộc phản công lớn.
Cựu Tướng Davis phân tích, một cuộc tấn công tổng lực nhiều khả năng sẽ khiến hàng triệu người chết và có thể kích động ông Kim tấn công trực tiếp các lợi ích của Mỹ. Nếu Mỹ quyết định gây sức ép buộc ông Kim đầu hàng vô điều kiện kiểu Thế Chiến II thì cuối cùng Washington có thể chiến thắng nhờ ưu thế vượt trội về năng lực công nghiệp và công nghệ, song mức chi phí mà nước này phải bỏ ra sẽ hoàn toàn vượt trội so với những gì thu được.
Sẽ không có chiến tranh nếu Mỹ không khởi chiến. Mỹ có khả năng răn đe bằng vũ khí hạt nhân và thông thường áp đảo để chống lại bất cứ cuộc xâm lược nào từ một Triều Tiên yếu hơn nhiều. Điều đó cung cấp đủ thời gian để đạt được các mục tiêu an ninh tức thời của Mỹ - đảm bảo ông Kim không bao giờ sử dụng vũ khí của mình – trong khi cung cấp toàn bộ thời gian mà Mỹ cần để theo đuổi giải pháp ngoại giao.
Trong bài viết, ông Davis nêu rõ, mặc dù các quan chức thường xuyên yêu cầu Mỹ tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho vấn đề Triều Tiên, song các hành động cho thấy ngược lại. Mỹ hiện không tiến hành ngoại giao đích thực mà chỉ đơn thuần là có “những hành động” không có một chiến lược chặt chẽ được thiết kế để đạt được một mục tiêu hợp lý. “Sức ép tối đa” nhiều khả năng sẽ chỉ khiến Triều Tiên thêm quyết tâm duy trì những gì mà họ cho là mang tính sống còn: khả năng răn đe hạt nhân.
Có thể cho rằng Triều Tiên đang âm mưu sử dụng thiện chí tham gia Thế vận hội mùa Đông PyeongChang 2018 ở Hàn Quốc để đạt được lợi thế của mình. Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh không phải tuân theo các quy tắc của Triều Tiên mà phải sử dụng đòn bẩy và vị thế mạnh mẽ của mình để đàm phán với Triều Tiên yếu thế nhưng tàn bạo, nhằm chấm dứt tình trạng xung đột trên Bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, nếu không có thảo luận, nếu không có phương tiện truyền thông được thiết lập thì ngoại giao về mặt định nghĩa là không thể; khi không có ngoại giao, chiến tranh sẽ trở thành hậu quả duy nhất.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster đã nhiều lần nói rằng Mỹ “sắp hết thời gian” để tìm ra một giải pháp. Ngược lại, Mỹ đang giữ tất cả các lá bài mạnh nhất. Kiên định răn đe và ngoại giao không ngừng có thể đạt được những mục tiêu mà Mỹ đặt ra với mức chi phí hợp lý. Răn đe sức mạnh khiến Mỹ phải trả giá bằng thời gian để có được thành công ngoại giao.
Một sai lầm khác thường được đưa ra: nếu chúng ta không nhanh thì ông Kim sẽ đe dọa Mỹ bằng tống tiền hạt nhân và tái thống nhất Bán đảo Triều Tiên dưới sự chỉ huy của ông ta. Nỗi sợ hãi đó là sai lầm và thực tế là không hợp lý. Thứ nhất, quân đội Hàn Quốc mạnh hơn nhiều so với các lực lượng vũ trang Triều Tiên và có thể đẩy lui một cuộc tấn công từ Bình Nhưỡng.
Điều mà Mỹ nên làm là tham gia vào một chiến lược gồm 2 phần hợp lý, có thể tồn tại: thể hiện khả năng răn đe quyết tâm thông qua sức mạnh hỏa lực ưu thế nhằm đảm bảo an toàn cho Mỹ và các đồng minh, đồng thời tham gia và nỗ lực ngoại giao không ngừng nghỉ. Mặc dù phải mất nhiều năm ứng dụng nhất quán, song chiến lược này sẽ giữ cho Mỹ an toàn và ngăn chặn sự chết chóc cho hàng nghìn người, nếu không muốn nói là hàng triệu người.
Điểm mấu chốt là sẽ không có chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên trừ khi Mỹ châm ngòi. Thay vào đó, Mỹ hãy khai thác thế mạnh về kinh tế, ngoại giao và quân sự để theo đuổi chiến lược thực tế giúp nước này an toàn.