Đồng thời, cả Tổng thư ký liên minh và Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất của Mỹ Wendy Sherman cho biết, NATO từ chối thỏa hiệp về việc kết nạp một số quốc gia, bao gồm Ukraine vào liên minh. Ông Stoltenberg nhấn mạnh: “Tất cả các đồng minh đều thống nhất theo nguyên tắc chính của liên minh: mỗi quốc gia được tự do lựa chọn con đường riêng của mình. Chỉ Ukraine và 30 thành viên NATO mới có thể quyết định khi nào Kiev sẵn sàng trở thành thành viên của liên minh. Nga không có quyền phủ quyết về việc Ukraine có tham gia tổ chức hay không. Các đồng minh sẵn sàng hỗ trợ Kiev trên con đường trở thành thành viên NATO”.
Bình luận về cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO ở Brussels, nhà khoa học chính trị người Đức Alexander Rahr lưu ý: "Không thể mong đợi những cảm giác, những thay đổi quan trọng ở quan điểm của bên này hay bên kia. Có những yêu cầu của Nga, chúng ở trên bàn, chúng được đưa ra một cách sắc bén và cứng rắn.” Theo ông, “dường như NATO hiểu chúng, nhận thức được sự nghiêm túc về lập trường của Nga, nhưng không thể mất mặt và rút lui khỏi các nguyên tắc của mình”.
Vì vậy, về bản chất, xung đột về việc Ukraine gia nhập NATO vẫn còn. Nhưng có rất nhiều ngữ điệu đã thay đổi, giọng điệu ở các cuộc đối thoại cả ở Brussels và ở Geneva không còn mang tính cáo buộc, đã trở nên thực dụng. Chuyên gia cho rằng, “phía Nga và NATO sẵn sàng tiếp tục đối thoại không phải bằng sự cao giọng mà bằng một giọng điệu bình thường”. Nga có cơ hội "đạt được một bước tiến mới" trong đối thoại với phương Tây.
Cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO lần này là cuộc họp thứ hai trong một loạt các cuộc đàm phán về đảm bảo an ninh. Lần đầu tiên được tổ chức tại Geneva giữa các phái đoàn của Bộ Ngoại giao Nga và Bộ Ngoại giao Mỹ, lần thứ ba dự kiến vào ngày 13/1 trong khuôn khổ Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE)./.