Rau ngót tính mát lạnh, vị ngọt, có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ...
 
Tác dụng của rau ngót
 
Thanh nhiệt: Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót.
 
Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: Rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn.
 
Giảm béo: Rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 lalori), ít gluxit và lipit nhưng nhiều protein do đó rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm thân trọng như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nên nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, đậu hũ.
 
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz - huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.
 
images1397364_5.jpgRau ngót là loại rau lành và bổ dưỡng. Ảnh minh họa.

Trị táo bón: Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.

Chảy máu cam: Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.
 
Bài thuốc từ rau ngót
 
Chữa sót rau (nhau thai): Lấy 40g lá rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, pha thêm nước đun sôi để nguội khoảng 100ml, chia làm 2 lần, mỗi lần uống cách nhau 10 phút. Sau khoảng 15 phút thì nhau thai sẽ ra. Hoặc dùng 15 hạt thầu dầu, giã nát, đắp ở gan bàn chân trong vòng 15 phút rau sẽ ra, rồi rửa sạch gan bàn chân bằng nước ấm.
 
Chữa tưa lưỡi ở trẻ em: Lấy 5 -10g rau ngót tươi, giã nát, vắt lấy nước, rồi lấy bông gạc vê tròn quấn vào đầu tăm/đũa rồi thấm vào nước rau đã giã, bôi lên vùng lưỡi, miệng của trẻ (nếu trẻ đang bú mẹ thì dùng khoảng 2 ngày, trẻ sẽ bú được).
 
Chữa hóc xương: Rau ngót lấy tươi, giã vắt lấy nước ngậm.
 
Chữa đái dầm ở trẻ: Lấy 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, pha thêm ít nước đun sôi để nguội, chia làm 2 lần, mỗi lần uống cách nhau 10 phút.
 
Đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu: Lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
 
Bàn chân sưng nhức: Lá rau ngót giã, cho thêm nước muối pha nhạt, sau đó đắp vào chỗ chân sưng nhức.
 
Đái dầm ở trẻ em: 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.
 
Theo Sức khỏe và đời sống