Bí ngô có tác dụng diệt trừ giun, sán, khắc phục tình trạng nữ giới bị tụt đầu vú hoặc thiếu sữa sau sinh.

cong-dung-tri-benh-cua-bi-ngo

Quả bí ngô có nơi gọi là bí rợ, bí đỏ hoặc bí thơm. Ảnh: News.

Theo tiến sĩ Võ Văn Chi, bí ngô còn gọi là bí thơm, bí đỏ hay bí rợ. Tên khoa học là Cucurbita moschata, thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae. Đây là loại cây thảo, thân có lông dày, mềm, tua cuốn chia thành nhiều nhánh. Lá hình tim, tù, có răng với 5-6 thùy hình góc màu lục sẫm, thường có đốm trăng trắng, cuống lá dài 8-20 cm. Hoa đơn độc màu vàng, không thơm. Quả to, hình trụ hay chùy, vỏ màu lục đen hoặc vàng, đỏ. Cuống quả dài 5-7 cm, có cạnh, phình rộng ở chỗ đính, thịt nhiều bột, vàng. Hạt dẹp, dài 10-12 mm.

Bí ngô có nguồn gốc ở Viễn Đông, được trồng ở đồng bằng và trung du các tỉnh phía Bắc Việt Nam và nhiều nước khác. Đây là loài ưa khí hậu mát ẩm, đất nhiều mùn, không có rét kéo dài dưới 10 độ C. Cây ra hoa vào tháng 7-8, có quả tháng 9-10. Bộ phận của cây thường được dùng gồm hạt còn gọi là nam qua tử, tua cuốn. Các bộ phần này có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khu trùng, tiêu thũng. 

Phân tích thành phần dược lý cho thấy bí ngô chứa cucurbitin cấu trúc hóa học là axit (R) -3-amino-3-pyrolidinecarboxylic. Ngoài ra còn có các hợp chất lipid như triglycerid, diglycerid và monoglycerid, các sterol, ester, phosphadityl cholin và phosphatidylinositol. Quả chứa vitamin B1, B2, C. Hạt có glubitin, dầu hạt chứa các glycerid của các axit arachidic, srearic, palmitic, oleic, linoleic. Nhân hạt chứa hoạt chất cucurbitin với tỷ lệ 0,4-0,84%. 

Hạt bí ngô được chứng minh trị sán xơ mít và sán Ostriocephalus, giun đũa, phù thũng chân tay ở phụ nữ sau sinh. Với phụ nữ thiếu sữa sau sinh, lấy 20 g hạt bí tươi, bócbỏ vỏ lấy nhân, giã nhuyễn, thêm đường trắng pha với nước nóng vừa thổi vừa uống vào buổi sáng và tối khi bụng đói, liên tục trong 3- 5 ngày. Phụ nữ bị tụt đầu vú, đau nhói, lấy tua cuốn của dây bí và một chút muối ăn, tất cả giã nát, hãm nước sôi, vắt nước cốt để uống.

Theo VNE

TIN LIÊN QUAN