Do vậy những người ngồi nhiều giống như "phương thức gần nhất dẫn đến cái chết". Vậy, ngồi nhiều ít vận động thực sự có đáng sợ vậy không?
Các chuyên gia y tế sẽ chỉ ra những tác hại của việc ngồi lâu trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Mắc bệnh tim mạch
Khi bạn đang ngồi, các cơ đốt cháy chất béo tương đối ít, hơn nữa lưu động máu ngày càng chậm, điều này khiến axit béo càng dễ gây tắc nghẽn mạch máu chảy đến tim. Ngồi nhiều có liên quan đến bệnh cao huyết áp và cao cholesterol. Đặc biệt những người ít vận động có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao gấp 2 lần người bình thường.
2. Tuyến tụy hoạt động quá mức
Tuyến tụy tạo ra insulin, một loại hormone có thể mang glucose đến các tế bào để tạo ra năng lượng. Tuy nhiên khi ngồi nhiều, các cơ bắp đối với insulin sẽ không sản sinh ra phản ứng, vì vậy tuyến tụy sản xuất quá nhiều insulin, có thể gây ra bệnh tiểu đường hoặc các bệnh khác. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy, chỉ cần ngồi 1 ngày, nó sẽ làm giảm các phản ứng cơ đối với insulin.
3. Gây ung thư kết trực tràng
Nghiên cứu cho thấy ngồi nhiều có quan hệ đến ung thư đại tràng, ung thư vú và nội mạc tử cung. Nguyên nhân mặc dù chưa được xác định chính xác, nhưng có một thuyết pháp cho rằng, insulin quá cao sẽ gây ung thư kết trực tràng. Ngoài ra, hoạt động đều đặn sẽ làm tăng các chấy chống oxy hóa tự nhiên giúp chống lạo các gốc tự do.
4. Gây béo bụng
Khi bạn đứng, di chuyển hoặc ngồi, các cơ bụng của bạn sẽ được vận động và săn chắc. Nhưng khi bạn ngồi trên một chiếc ghế quá lâu, cơ bụng không được hoạt động. Lúc này, cơ lưng bị kéo căng và cơ bụng bị nhão ra, tạo thành một liên minh phá hoại khiến cho vòng eo của bạn quá lớn do mỡ dồn lại ở khoang bụng.
5. Gây cứng xương hông
Khớp xương hông đàn hồi giúp duy trì sự cân bằng, nhưng những người ngồi lâu trong một thời gian dài hiếm khi kéo căng hông về phía trước, làm cho các cơ bắp thịt trùng và cứng đờ không linh hoạt, hạn chế phạm vi di chuyển và khoảng cách bước sải chân. Nghiên cứu cho thấy rằng việc giảm tính linh động của hông là lý do chính khiến người cao tuổi dễ bị ngã.
6. Phần mông bị bại liệt
Khi ngồi nhiều, các cơ gấp quanh hông bị siết lại, còn cơ mông bị giãn ra để tạo sự cân bằng. Nếu ngồi trong thời gian quá lâu sẽ dẫn đến các cơ bị giãn nở tới mức tối đa và không thể co lại được nữa, dẫn đến tình trạng các cơ quanh mông bị tê liệt và không cong phản ứng nhanh như trước đây.
7. Gây rối loạn tuần hoàn máu ở chân
Hệ tuần hoàn máu của chân không tốt, ngồi trong thời gian dài sẽ khiến cho tuần hoàn máu lưu thông chậm, tạo thành chất lỏng tích tụ ở chân. Từ mắt cá chân bị sưng và giãn tĩnh mạch đến huyết khối nguy hiểm, những vấn đề này hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu.
8. Loãng xương
Đi bộ và chạy bộ đều là những hoạt động yêu cầu phải chịu đựng được trọng lượng của cơ thể, cần phải kích thích sự phát triển của mật độ xương hông và phần thân dưới cao. Các nhà khoa học gần đây đã chỉ ra rằng bệnh loãng xương là do người bị bệnh ít vận động.
9. Đại não trở nên chậm chạp
Khi các cơ hoạt động giúp đảm bảo lượng máu và oxy cho não bộ hoạt động tốt, hơn nữa còn giúp khởi động các chất hóa học có ảnh hưởng đến não và tâm trạng. Khi chúng ta ngồi lâu, chức năng của não sẽ chậm lại, ít linh hoạt.
10. Cứng cổ
Nếu bạn dành phần lớn thời gian ngồi trên bàn và ưỡn cổ về phía bàn phím để gõ chữ, hoặc nghiêng đầu và nhún vai để nghe điện thoại, nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài thì cột sống cổ của bạn sẽ bị mất cân đối vĩnh viễn.
11. Đau lưng
Khi bạn ngồi quá lâu, lúc này cột sống đóng vai trò chống đỡ cho lưng được thẳng. Tình trạng này kéo dài khiến lưng trở nên "mệt mỏi" và quá tải, từ đó dẫn đến đau nhức. Đây chính là lý do khiến bạn bị đau lưng hoặc đau thắt lưng.
12. Thoát vị đĩa đệm
Do vậy, ngồi không đúng tư thế gây gánh nặng cho cột sống.
Ngồi lâu khiến phần địa đệm nằm giữa 2 đốt sống bị chèn ép thường xuyên, do vậy không hấp thụ được các chất dinh dưỡng, dẫn đến hiện tượng thoái hóa đĩa đệm.
Làm thế nào để giảm bớt ảnh hưởng về sức khỏe do ngồi lâu ít vận động?
Khi ngồi chú ý đến tư thế ngồi đúng, ngồi thẳng lưng, có thể để một chiếc gối mỏng sau lưng, thỉnh thoảng đứng dậy đi lại để các khớp xương và cơ được thư giãn.
Thường xuyên tập thể dục, có thể là đi bộ, hoặc các bài tập nhẹ nhàng để toàn thân được vận động, đối cháy calo, tráng tình trạng cơ bị co cứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Về nhà đều nên hạn chế ngồi một chỗ quá lâu, hạn chế xem tivi, chơi game, nghịch điện thoại,… có thể dọn nhà, đi dạo, nấu cơm,.. giúp tinh thần thoải mái.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo bạn không nên ngồi quá lâu trong khoảng 3 tiếng liên tục mỗi ngày, hãy tạo thói quen lành mạnh cùng chế độ ăn uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh hơn.