(Baonghean.vn) - Theo chân những người đi leo núi, mới đây anh Nguyễn Hồng Hiền công tác tại Trung tâm Văn hoá huyện Con Cuông (Nghệ An) tình cờ phát hiện một hệ thống vách núi và hang động, có dấu hiệu cư trú của người nguyên thuỷ. 
 
Địa điểm mới được phát hiện này thuộc địa bàn bản Tân Hương, xã Yên Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Theo ngôn ngữ của đồng bào Thái gọi là Pha Phầng (vách núi có nhiều o­ng đến làm tổ), nằm cách di chỉ khảo cổ học Thẩm Hoi (Hang ốc) khoảng 5,5km theo hướng Nam.
 
Đây là một hệ thống vách núi kéo dài gần 120m, được phân bố thành 3 khu vực cư trú chính, ngách hang nơi sâu nhất khoảng 20m. Trong quần thể này bước đầu đã phát hiện thấy rất nhiều các loại vỏ ốc, vô số mảnh tước. Đặc biệt phát hiện thấy các loại chày nghiền, các viên sỏi cuội được ghè đẽo thành công cụ sử dụng trong sinh hoạt của người tiền sử. 

Vỏ ốc và công cụ đá sử dụng làm chày

Một trong những ngách hang

Toàn cảnh di chỉ Pha Phầng

Vi Hằng – Hồng Hiền (Trung tâm Văn hoá huyện Con Cuông)