"Tôi đề nghị đừng ai bắt bẻ câu chữ. Khái niệm rất đa dạng và phức tạp cả trong quân đội cũng như ở các nhà sản xuất, mà luôn luôn phải thích hợp với yêu cầu của khách đặt hàng. Vì vậy, về vấn đề này tốt hơn cả là hỏi ở khách hàng chính", ông Manturov nói để trả lời câu hỏi yêu cầu làm rõ vấn đề.
Trong cuộc phỏng vấn, Giám đốc điều hành của "Liên minh Công nghệ Hàng không Avintel" Viktor Pryadka đã nhắc về những kinh nghiệm phong phú của đội ngũ chuyên viên trong nước với công tác xây dựng tàu có khả năng chở máy bay trên boong.
"Trong lĩnh vực chế tạo tàu chở trực thăng, chúng tôi chưa có kinh nghiệm trực tiếp. Nhưng tính đến thực tế là chúng ta đã xây dựng hàng không mẫu hạm giành cho máy bay Yak-38, gần đây nhất thì có phiên bản biến thể dành để chở MiG-29 và Su-27 - thì tin rằng những kinh nghiệm đó chắc chắn sẽ được áp dụng, điều chỉnh đóng tàu chở trực thăng. Đây là đề tài rất có tính thời sự, cần quan tâm nghiên cứu, mở rộng hạng mục…Cộng thêm những kinh nghiệm đã tích lũy được sẽ giúp hoàn thiện công nghệ không chỉ ở đây mà còn trong các lĩnh vực hữu quan: sẽ xuất hiện thiết bị mới, sẽ tạo ra những cỗ máy mới. Nhìn chung, tất cả những điều đó sẽ phát huy tác động tích cực đến phương hướng này của ngành công nghiệp", chuyên gia Viktor Pryadka nhận định.
Năm 2011, Nga đã ký hợp đồng với Pháp vv cung cấp hai tàu chở trực thăng loại "Mistral", nhưng đến năm 2015 do lệnh trừng phạt Matxcơva và Paris đã hủy bỏ hợp đồng. Hồi tháng Năm, Thứ trưởng Quốc phòng NgaYury Borisov thông báo, chiếc tàu sân bay trực thăng đầu tiên của Nga sẽ xuất hiện vào năm 2022.