(Baonghean.vn) - Hai ngày cuối tháng 3, trong lịch sử thế giới có rất nhiều sự kiện xảy ra, trong đó có 7 sự kiện nổi bật sau.
1. Ngày 30/3/239 trước Công nguyên: Lần đầu tiên phát hiện sao chổi Halley
Theo ghi chép thì những người đầu tiên phát hiện thấy sao chổi Halley là hai nhà thiên văn học người Trung Quốc, họ đã phát hiện thây dấu hiệu của một ngôi sao di chuyển với tốc độ rất lớn vào năm 239 trước Công nguyên. Lúc đó, sao chổi Halley đang có một quỹ đạo hình elip, mà đang trên đường thoát ra khỏi quỹ đạo của sao Hải Vương để bắt đầu đi vào quỹ đạo của sao Kim. Sao chổi Halley cũng là sao chổi đầu tiên được phát hiện trong lịch sử thiên văn.
Nhà thiên văn học người Anh, Edmond Halley đã dự đoán sự xuất hiện của sao chổi Halley mà có thể quan sát được từ Trái đất vào năm 1759. Và dự đoán của ông đã trở thành sự thật, từ sự kiện đó người ta đã lấy tên của nhà thiên văn học này đặt cho sao chổi Halley.
2. Ngày 30/3/1858: Phát minh ra chiếc bút chì có kèm cục tẩy
Hyman L. Lipman là người đã phát minh ra cục tẩy được gắn vào một đầu của chiếc bút chì và đã đăng ký bằng sáng chế này tại Mỹ vào năm 1858. Cục tẩy lúc đó được làm từ một loại cao su Ấn Độ. Nó đã trở thành một phát minh rất hữu ích và tiện lợi.
3. Ngày 30/3/1899: Phát minh ra móng ngựa
Năm 1899, nhà phát minh người Mỹ James Ricks đã cải tiến chiếc móng ngựa bằng đã hoặc gỗ cây trước đây thành một chiếc móng ngựa bằng sắt. Phát minh của ông ngay sau đó đã được cấp bằng sáng chế và được sử dụng rất rộng rãi tại Mỹ.
Thiết kế chiếc móng ngựa bằng sắt của ông có hình chữ V với một ốc vít có thể siết chặt để kẹp chắc vào phần móng của con ngựa. Sau đó, ông cũng thử nghiệm loại móng ngựa bằng cao su tuy nhiên không thành công. Và móng ngựa bằng sắt vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến tận ngày nay.
4. Ngày 30/3/1791: Quy định hệ thống thước đo
Năm 1791, một số các nhà khoa học Pháp bao gồm Borda , Lagrange , Laplace , Monge và Condorcet đã trình lên Quốc hội Pháp hệ thống đo lường theo tiêu chuẩn quốc tế. Mà sau đó, Quốc hội Pháp đã đồng ý lựa chọn hệ thống thước đo, trong đó quy định 1 mét là khoảng cách bằng 1/10 triệu khoảng cách giữa cực Bắc và đường xích đạo.
5. Ngày 31/3/1989: Tìm thấy hóa thạch phôi khủng long lâu đời nhất
Năm 1989, các nhà khảo cổ đã phát hiện thấy hóa thạch trứng khủng long 150 triệu năm tuổi tại Utah. Đây là hóa thạch trứng khủng long đầu tiên được phát hiện vẫn còn nằm trong người khủng long mẹ, và cũng là hóa thạch lâu đời nhất trên 100 triệu năm. Các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch này giữa rất nhiều bộ xương khủng long khác, do đó rất có thể đây là một tổ của loài khủng long vào Kỷ Phấn Trắng.
6. Ngày 31 /3/1966: Đưa thành công tàu vũ trụ lên quỹ đạo Mặt trăng
Năm 1966, tàu vũ trụ Luna 10 được đưa thành công lên quỹ đạo Mặt trăng từ quỹ đạo Trái đất. Đây là tàu vũ trụ đầu tiên được đưa lên quỹ đạo của Mặt Trăng, do Liên Xô phát triển. Luna 10 sau khi được đưa lên Mặt trăng đã chỉ mất 3 giờ đồng hồ để hoàn thành quỹ đạo đầu tiên của mình.
Tàu vũ trụ này mang theo một quang phổ kế đo tia gamma, một từ kế để đo các bức xạ và từ trường trên Mặt trăng. Sau khi thực hiện được 460 vòng quỹ đạo quanh mặt trăng, Luna 10 dừng hoạt động sau khi đã hết năng lượng.
7. Ngày 31/3/1889: Khánh thành tháp Eiffel tại Paris
Năm 1889, tháp Eiffel nổi tiếng tại Paris, Pháp được khánh thành và ngay lập tức trở thành tòa tháp cao nhất thế giớ trong thời gian đó. Với chiều cao 300m, tháp Eiffel giữ kỷ lục này cho đến khi tòa nhà Empire State được xây vào 40 năm sau đó.
Thiết kế đặc biệt của tòa tháp này được tạo ra bởi kiến trúc sư 56 tuổi, Gustave Eiffel và tên của ông cũng được lấy và đặt cho tòa tháp này. Vào thời kỳ đầu, công trình đã gây ra những tranh cãi về vẻ thẩm mỹ, công năng... Tuy vậy, tháp Eiffel vẫn giành được thành công nhanh chóng, trở thành địa điểm thu hút du khách bậc nhất tại Pháp.
Kim Ngọc
(Tổng hợp)