(Baonghean.vn) - Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnhNghệ AnkhóaXVIIxem xét ban hành Nghị quyết về chuyển mục đích đất sử dụng trồng lúa, đất rừng phòng hộ để thực hiện các công trình dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Báo Nghệ An ghi nhận một số ý kiến của các cấp, các ngành, các đại biểu xung quanh vấn đề này.

* Ông Đinh Viết Hồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh:  Việc chuyển đổi là cần thiết

images1645323_dinh_viet_h_ng.jpgÔng Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Theo quy định của Luật đất đai thì các công trình, dự án mà phải lấy đất lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì phải được phép của cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng.  Luật cho phép đối với chuyển diện tích đất lúa dưới 10 ha và dưới 20 ha đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh. Sở Tài nguyên môi trường đã rà roát lại  các dự án, công trình diện tích và phục vụ tốt cho các đại biểu hội đồng xem xét thông qua kỳ họp lần này. 

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh thông qua. Vì vậy lần này UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua 144 công trình, dự án cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng 242,39 ha đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, trong đó 208,61 ha đất trồng lúa, 33,78 ha đất rừng phòng hộ. Đây là diện tích sau khi rà soát Nghị quyết số 196/NQ-HĐND tỉnh Nghệ An (ngày 20/12/2015) về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện trình, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

* Đại biểu Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Giám đốc Sở NN và PTNT:  Đảm bảo an ninh lương thực

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó GĐ Sở NN&PTNT

Cùng với việc chuyển đổi đất lúa sang làm các công trình dự án khác đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, từ nay đến năm 2020, Nghệ An còn quy hoạch chuyển đổi 5.457 ha diện tích đất lúa sang trồng cây khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản. Thực tế đó đòi hỏi phải có những nguyên tắc, mục tiêu để đảm bảo được an ninh lương thực.

Việc chuyển đổi đất lúa ở Nghệ An cũng được tiến hành trên cơ sở xem xét không ảnh hưởng đến công tác bảo đảm an ninh lương thực. Ở một khía cạnh khác, việc chuyển đổi còn là cách đối phó với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, giá cả thị trường...

Như vậy, đến năm 2020 diện tích (gieo trồng) lúa giảm khoảng 7.500 ha, nhưng an ninh lương thực vẫn được đảm bảo, sản lượng một số loại nông sản khác tăng khá.

Trên cơ sở đó, ngành nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với địa phương các cấp tăng cường công tác rà soát quỹ đất, xây dựng kế hoạch chuyển đổi ở các địa phương, đơn vị; đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, nhất là tiến bộ về giống vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa cho nông dân sản xuất, chăn nuôi; tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ.

Cùng đó, khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; giảm tổn thất sau thu hoạch...

* ÔngVõ Hoàng Thạch - Phó Chủ tịch Hội nông dân TP Vinh: Quan tâm nhiều hơn đến nông dân bị thu hồi đất

Ông Võ Hoàng Thạch.

 3 năm lại đây, tốc độ thu hồi đất nông nghiệp ở thành phố Vinh rất mạnh mỗi năm thu hồi khoảng 400 - 600 ha, gấp khoảng 10 lần so với trước (giai đoạn 2007-2012, mỗi năm thu hồi đất nông nghiệp chỉ 50-60 ha). Đất thu hồi chủ yếu tập trung xây dựng các công trình trọng điểm của nhà nước như chỉnh trang đô thị (WB), đường 72 m từ Vinh – Cửa Lò, đường 35 m từ quốc lộ 46  xuống đường ven sông Lam....

Việc thu hồi đất lúa giúp thành phố Vinh phát triển hạ tầng mạnh mẽ, chỉnh trang đô thị theo hướng trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ. Kéo theo hạ tầng, cơ sở vật chất, nhà ở của người dân cũng thay đổi, đẹp hơn, khang trang hơn. Tuy nhiên nhiều vấn đề đặt ra cho thành phố như vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp, tìm công ăn việc làm, vấn đề sản xuất nông nghiệp...Tốc độ đô thị hóa mạnh, nhanh trong khi tốc độ chuyển đổi nghề  nghiệp của nông dân không theo kịp, nhiều người không có việc làm, nhất là lao động nông nghiệp độ tuổi 40 trở lên. Bên cạnh đó các vấn đề về an toàn trật tự, an ninh xã hội cũng phức tạp hơn. Khó khăn nữa là do chỉnh trang đô thị nên thủy lợi, giao thông, hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp bị chia cắt, nhiều vùng không sản xuất được. Các cấp, các ngành cần có những chính sách tốt hơn đảm bảo đời sống cho người dân khi thu hồi đất. 

Ông Hồ Nghĩa Đường

*Ông Hồ Nghĩa Đường- Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hồng (Quỳnh Lưu): Tạo chỗ giao dịch đàng hoàng hơn cho dân

Trong điều kiện trụ sở làm việc của xã Quỳnh Hồng đang chật chội, sử dụng dãy nhà cấp 4 đã xây dựng cách đây hơn 40 năm để làm việc và giao dịch với người dân. Xã Quỳnh Hồng đang đề nghị bổ sung quy hoạch đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng khoảng 6.000m2 đất trồng lúa ở xóm 6 để xây dựng trụ sở làm việc của xã. Nếu HĐND tỉnh phê duyệt cho chúng tôi chuyển đổi một số diện tích đất lúa để xây trụ sở thì chính quyền và nhân dân xã Quỳnh Hồng rất phấn khởi. Như vậy, xã sẽ có chỗ làm việc tốt hơn, nhân dân có nơi giao dịch đàng hoàng hơn. Bên cạnh đó, một số công trình cần mở rộng khuôn viên như: trụ sở Công an huyện, Bảo hiểm xã hội, di dời Tòa án nhân dân huyện sang vị trí mới cũng đang chờ HĐND tỉnh phê duyệt Nghị quyết.

Cử tri Nguyễn Thanh Hải

*Cử tri Nguyễn Thanh Hải - xóm 7, xã Quỳnh Hồng:Chúng tôi đồng tình vì sự phát triển của xã

Chúng tôi rất đồng tình với Nghị quyết chuyển đổi đất lúa sang xây dựng các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn. Hiện nay, trụ sở làm việc của xã đang hết sức chật chội, phòng làm việc thiếu nhiều, ảnh hưởng đến công việc.

Nếu như trụ sở xã được xây dựng với thiết kế chuẩn sẽ có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế của xã nhà, cán bộ và nhân dân giao dịch công việc dễ dàng, hiệu quả.

Một số diện tích đất lúa có quy hoạch chuyển đổi sang xây dựng các công trình, dự án khác nếu được thông qua thì cử tri chúng tôi đồng tình để thúc đẩy phát triển các dự án. Những diện tích còn lại, chúng tôi tập trung nâng cao sản lượng, chất lượng cây con để không bị giảm thu nhập...

Ông Hồ Văn Hóa

* Ông Hồ Văn Hóa- Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hậu:

Chuyển đổi đất cũng là nguyện vọng của nhân dân

Xã Quỳnh Hậu có khoảng 2,52 ha đất lúa đề xuất được chuyển đổi sang mục đích phân lô đất ở tại vị trí xóm 3, xóm 9 cho các hộ dân có nhu cầu về nhà ở.

Nếu như Nghị quyết trình HĐND tỉnh được thông qua sẽ tạo điều kiện để địa phương thu hồi đất và trình giá để tổ chức đấu thầu, phân lô đất ở cho các hộ dân có nhu cầu về nhà ở. Đây cũng là nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn khi có nhu cầu tách hộ, cải thiện chỗ ở.

Thực hiện: Trân ChâuViệt Hùng

TIN LIÊN QUAN