Toàn cảnh điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Khánh Ly Đầu cầu Nghệ An do đồng chí Huỳnh Thanh Điền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cùng sự tham dự của đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành là thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh Nghệ An.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối các chuyến bay
Năm 2018, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia và sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương liên quan, công tác an ninh, an toàn hàng không được bảo đảm, không để xảy ra vụ việc nghiêm trọng. Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư nước ngoài.
Các chuyến bay trong nước, quốc tế được đảm bảo an toàn. Ảnh tư liệu Thị trường hàng không Việt Nam (HKVN) tiếp tục có sự tăng trưởng ổn định, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không, sân bay của Việt Nam đạt 104 triệu lượt hành khách, tăng 10,4% và sản lượng hàng hóa ước đạt 1,5 triệu tấn hàng hóa, tăng 8,9% so với năm 2017. Vận chuyển của các hãng HKVN đạt 49,3% triệu hành khách, tăng 10,8% và 408,56 nghìn tấn hàng hóa, tăng 28,5% so với năm 2017. Tổng số chuyến bay điều hành năm 2018 đạt 890,517 chuyến bay (tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 104,2% so với KH năm 2018, trong đó có 446,249 chuyến bay quá cảnh và 444,268 chuyến bay đi/đến).
Đặc biệt, ngành hàng không đã bảo đảm an toàn các chuyến chuyên cơ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chuyên cơ chở khách mời của lãnh đạo cao cấp nước ngoài sang thăm và dự các hội nghị tại Việt Nam.
Xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm
Mặc dù vậy trong thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ việc hành khách gây rối trật tự công cộng và hành hung nhân viên hàng không, sử dụng đèn chiếu lade, thả diều... tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn hàng không.
Trong năm 2018, lực lượng An ninh hàng không đã phát hiện và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý 496 vụ việc vi phạm an ninh hàng không; 18 vụ việc liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển sản phẩm từ động vật, các hàng hóa dược liệu không rõ nguồn gốc; 38 vụ việc liên quan đến trộm cắp tại cảng hàng không
Nhìn chung các vụ việc đã được ngăn chặn, xử lý kịp thời, không để phát sinh thiệt hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến an toàn hàng không. Tuy nhiên, tình hình trên cũng đặt ra vấn đề cần phải có giải pháp khắc phục về hành lang pháp lý, tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật đối với các vụ việc vi phạm an ninh hàng không; tính chủ động, quy trình ứng phó, xử lý các vụ việc của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, công tác phối hợp xử lý vụ việc giữa ngành hàng không với các cơ quan chức năng của địa phương.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì hội nghị về bảo đảm tuyệt đối an ninh trật tự và an toàn hàng không. Ảnh: VGP/Lê Sơn Chú trọng đào tạo nhân lực ngành hàng không
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình lưu ý các bộ, ngành chức năng cần chủ động phối hợp làm tốt công tác nhận diện nguy cơ an ninh, an toàn hàng không, nhận biết dấu hiệu rủi ro để có giải pháp ứng phó, ngăn chặn kịp thời; chú trọng vấn đề đào tạo, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ phi công, kiểm soát viên, giám sát viên có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý, phương án xử lý tình huống khẩn nguy giúp công tác phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn hàng không trong tình hình hiện nay đạt hiệu quả cao.
Hành khách làm thủ tục tải cảng hàng không quốc tế Vinh. Ảnh tư liệu Thị trường HKVN hiện có sự tham gia của 68 hãng hàng không nước ngoài từ 25 quốc gia/vùng lãnh thổ và 4 hãng HKVN là Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific Airlines và VASCO (chi nhánh Tổng Công ty Hàng không Việt Nam- Vietnam Airlines). Cả nước hiện có 22 cảng hàng không đang khai thác (9 cảng hàng không quốc tế, 13 cảng hàng không nội địa) với công suất khai thác theo thiết kế 87,3 triệu hành khách/năm; 1,1 triệu tấn hàng hóa/năm.