(Baonghean.vn) - Công điện khẩn Số 24/CĐ.UBND ngày 18/8/2016 của Chủ tịch UBND - Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh triển khai các phương án ứng phó với bão số 3...

Để chủ động đối phó với bão số 3, Chủ tịch UBND, Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND, Trưởng ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN các huyện, thành phố, thị xã; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban ngành cấp tỉnh, giám đốc các công ty thủy lợi, thủy điện và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện một số nội dung sau đây:

1.     Thực hiện nghiêm túc Công điện số 19/CĐ-TW ngày 16/8/2016 của ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Công điện số 09/CĐ- BCHPCTT&TKCN ngày 16/8/2016 va số 10/CĐ-BCHPCTT&TKCN ngày 17/8/2016 của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh.

2. UBND các huyện, thị xã ven biển: Bằng mọi biện pháp, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển tìm nơi trú ẩn an toàn, phối hợp với lực lượng biên phòng, ngành thủy sản và các chủ tàu triển khai ngay việc hướng dẫn tàu thuyên di chuyển về nơi tránh trú bão an toàn; kiểm tra chặt chẽ tàu thuyền ra khơi, tổ chức neo đậu cho tàu thuyền trong các khu tránh trú bão, không để người ở lại trên tàu, thuyền khi có bão, các tàu thuyền phải được chằng néo cẩn thận. Chỉ đạo các chủ doanh nghiệp, các hộ dân nuôi trồng thủy sản chủ động thu hoạch trước mưa bão, đồng thời có biện pháp bảo vệ các lồng, bè và các diện tích nuôi trông thủy sản chưa đến kỳ thu hoạch.

3.      Kiểm tra, rà soát phương án, sẵn sàng sơ tán dân cư ở vùng thấp trũng ven biển, cửa sông, vùng hạ du các hồ chứa, vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét sạt lở đât nguy hiểm để đảm bảo an toàn về người và tài sản.

4.      Kiểm tra các vị trí thường hay bị ngập lụt tại các ngầm, tràn, bến đò ngang khe suối, các vị trí thường xảy ra sạt lở đất, sẵn sàng cử người canh gác cắm biển cảnh báo, chốt giữ không cho người và phương tiện qua lại trong thời gian mưa lũ, có biện pháp sẵn sàng đảm bảo an toàn giao thông.

5.      Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn các công trình đê điều hồ đập. Chỉ đạo các chủ hộ tổ chức trực ban, theo dõi mực nước và lưu lượng về hồ; Tuần tra, canh gác, sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để xử lý giờ đầu khi có tình huống xảy ra. Chủ động vận hành xả nước theo đúng quy định để đảm bảo an toàn công trình và tăng hiệu quả cắt lũ, đồng thời hạn chế gây ảnh hưởng, thiệt hại cho vùng hạ du.

6.      Các công ty thủy lợi phối hợp với UBND các huyện triển khai phương án tiêu úng, khơi thông các trục tiêu, sẵn sàng vận hành các cống tiêu các trạm bơm tiêu, chủ động tiêu nước đề phòng mưa lớn gây ngập úng.

7.     Các cơ quan thường trực cứu hộ cứu nạn (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh,...) duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.

8. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An, Đài Thông tin duyên hải Bến Thuỷ và các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng đưa tin thường xuyên thông báo diễn biến của bão và chỉ đạo của cơ quan chức năng để nhân dân biết, chủ động phòng tránh.

9. Thường trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến của bão, chủ động chỉ đạo đối phó với những tình huống xấu có thể xảy ra. Báo cáo thường xuyên tình hình mưa, bão, lũ lụt và các sự cố về UBND tỉnh, qua Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và TKCN tỉnh biết đế xử lý kịp thời.

    P.V

TIN LIÊN QUAN