Một trong những điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 là Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD – ĐT) không phát hành bất cứ một tài liệu ôn thi nào. Do đó, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều trường, sở đã tiến hành ôn tập cho học sinh chứ không đợi đến khi Bộ GD – ĐT công bố 6 môn thi tốt nghiệp cuối tháng 3/2012.
Giờ ôn tập của học sinh lớp 12 trường THPT Mường Tè (Lai Châu).
Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
Trao đổi về một số điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012, Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, sẽ không có bất cứ tài liệu ôn thi nào do Bộ hoặc các cơ quan chức năng của Bộ ấn hành. Trước kia, do có các văn bản hướng dẫn ôn thi và cấu trúc đề thi từng môn nên dễ gây ra tình trạng đoán mò hoặc gây cho học sinh hiểu rằng thi vào phần này hoặc phần kia. Sách giáo khoa là tài liệu ôn thi tốt nhất. Việc tham khảo thêm tài liệu nhằm bổ sung kiến thức là tùy quyền lựa chọn của các em. Theo lịch thi tốt nghiệp thì trong tháng 3/2012, Bộ sẽ công bố các môn thi chính thức của kỳ thi. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng cho rằng, việc ôn tập là cả quá trình dạy và học chứ nếu chỉ trong một vài tháng mới học theo hình thức “học ngày học đêm” thì không ổn.
Trước thông tin này, một số lãnh đạo các Sở GD – ĐT không tỏ ra bất ngờ. Ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Giám đốc Sở GD – ĐT Đà Nẵng chia sẻ: “Không đợi đến lúc Bộ GD – ĐT công bố 6 môn thi tốt nghiệp thì mới tiến hành ôn tập. Căn cứ vào những thông tin mới năm nay của Bộ GD – ĐT, ngay khi kết thúc học kỳ I (trước Tết Nguyên đán) chúng tôi đã gửi kế hoạch ôn tập tới từng trường. Các trường sẽ có cuộc họp phân công bàn về ôn thi tốt nghiệp. Giáo viên cũng phải soạn sẵn đề cương. Sau khi nghỉ Tết, khối lớp 12 sẽ tiến hành ôn tập”.
Ông Nguyễn Minh Hùng cho biết: “Đà Nẵng không đề ra bất cứ một chỉ tiêu nào về tỷ lệ tốt nghiệp mà thay vào đó là đưa ra các giải pháp để các em có kết quả thi tốt. Cụ thể, Đà Nẵng tổ chức kiểm tra học kỳ bằng các môn liên quan tới thi tốt nghiệp. Ở đây tránh hiểu lầm là thi thử, gây áp lực cho học sinh. Chúng tôi tổ chức kỳ kiểm tra có tính chất tiếp cận phù hợp với nội dung hình thức của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Biện pháp thứ hai là ở những trường ngoại thành có đầu vào thấp, chúng tôi yêu cầu các trường bố trí thêm thời gian phụ đạo cho học sinh. Và ở các trường toàn tỉnh, các trường phải phân loại học sinh để có biện pháp phụ đạo kịp thời. Làm sao phản ánh đúng thực chất. Vì thế nếu không có tài liệu ôn thi tốt nghiệp của Bộ, Đà Nẵng vẫn chủ động được nội dung ôn tập tốt nghiệp”.
Cùng quan điểm với Đà Nẵng, ông Thái Huy Vinh, Phó Giám đốc Sở GD – ĐT Nghệ An cho biết, Nghệ An có những đặc điểm về vùng miền, do vậy, việc phân loại học sinh để kịp thời phụ đạo là việc làm cần thiết và thường tiến hành ngay từ đầu năm học. Việc xây dựng đề cương ôn tập các môn có thể thi tốt nghiệp đã được các trường sẵn sàng. Vì vậy khi Bộ công bố về các môn thi, học sinh các trường đã có vốn kiến thức nền rồi nên không có tình trạng học dồn.
“Trong quá trình học, chúng tôi yêu cầu các trường phải vừa học vừa kết hợp kiểm tra học sinh, đặc biệt không được cắt xén chương trình. Để thực hiện được điều này, chúng tôi thường xuyên kiểm tra đột xuất về tiến độ chương trình học” – ông Thái Huy Vinh nhấn mạnh.
Theo lịch thi tốt nghiệp, đến tháng 3 Bộ GD – ĐT mới công bố 6 môn thi tốt nghiệp. Tuy nhiên, theo khảo sát, hiện nay hầu hết các Sở GD – ĐT đã lên kế hoạch ôn tập cho 8 môn học có khả năng thi tốt nghiệp. Theo Bộ GD – ĐT, đề thi có ít nhất 50% yêu cầu học sinh phải hiểu và vận dụng được kiến thức, hiểu và ghi nhớ nhiều nhất là 50%.
Nhưng theo từng năm, tỷ lệ này sẽ phải có sự thay đổi, phần vận dụng kiến thức sẽ phải tăng lên. Đề vẫn tiếp tục có 2 phần: bắt buộc và tự chọn. Đối với các môn toán, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, đề thi mỗi môn sẽ bao gồm 2 phần: phần chung cho tất cả thí sinh sẽ được ra theo nội dung giao thoa giữa 2 chương trình chuẩn và nâng cao; phần riêng sẽ ra theo từng chương trình: chuẩn và nâng cao. Tuy nhiên, thí sinh được tùy chọn một phần riêng để làm bài, không bắt buộc học theo chương trình nào phải làm đề dành riêng cho chương trình đó.
Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
Trao đổi về một số điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012, Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, sẽ không có bất cứ tài liệu ôn thi nào do Bộ hoặc các cơ quan chức năng của Bộ ấn hành. Trước kia, do có các văn bản hướng dẫn ôn thi và cấu trúc đề thi từng môn nên dễ gây ra tình trạng đoán mò hoặc gây cho học sinh hiểu rằng thi vào phần này hoặc phần kia. Sách giáo khoa là tài liệu ôn thi tốt nhất. Việc tham khảo thêm tài liệu nhằm bổ sung kiến thức là tùy quyền lựa chọn của các em. Theo lịch thi tốt nghiệp thì trong tháng 3/2012, Bộ sẽ công bố các môn thi chính thức của kỳ thi. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng cho rằng, việc ôn tập là cả quá trình dạy và học chứ nếu chỉ trong một vài tháng mới học theo hình thức “học ngày học đêm” thì không ổn.
Trước thông tin này, một số lãnh đạo các Sở GD – ĐT không tỏ ra bất ngờ. Ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Giám đốc Sở GD – ĐT Đà Nẵng chia sẻ: “Không đợi đến lúc Bộ GD – ĐT công bố 6 môn thi tốt nghiệp thì mới tiến hành ôn tập. Căn cứ vào những thông tin mới năm nay của Bộ GD – ĐT, ngay khi kết thúc học kỳ I (trước Tết Nguyên đán) chúng tôi đã gửi kế hoạch ôn tập tới từng trường. Các trường sẽ có cuộc họp phân công bàn về ôn thi tốt nghiệp. Giáo viên cũng phải soạn sẵn đề cương. Sau khi nghỉ Tết, khối lớp 12 sẽ tiến hành ôn tập”.
Ông Nguyễn Minh Hùng cho biết: “Đà Nẵng không đề ra bất cứ một chỉ tiêu nào về tỷ lệ tốt nghiệp mà thay vào đó là đưa ra các giải pháp để các em có kết quả thi tốt. Cụ thể, Đà Nẵng tổ chức kiểm tra học kỳ bằng các môn liên quan tới thi tốt nghiệp. Ở đây tránh hiểu lầm là thi thử, gây áp lực cho học sinh. Chúng tôi tổ chức kỳ kiểm tra có tính chất tiếp cận phù hợp với nội dung hình thức của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Biện pháp thứ hai là ở những trường ngoại thành có đầu vào thấp, chúng tôi yêu cầu các trường bố trí thêm thời gian phụ đạo cho học sinh. Và ở các trường toàn tỉnh, các trường phải phân loại học sinh để có biện pháp phụ đạo kịp thời. Làm sao phản ánh đúng thực chất. Vì thế nếu không có tài liệu ôn thi tốt nghiệp của Bộ, Đà Nẵng vẫn chủ động được nội dung ôn tập tốt nghiệp”.
Cùng quan điểm với Đà Nẵng, ông Thái Huy Vinh, Phó Giám đốc Sở GD – ĐT Nghệ An cho biết, Nghệ An có những đặc điểm về vùng miền, do vậy, việc phân loại học sinh để kịp thời phụ đạo là việc làm cần thiết và thường tiến hành ngay từ đầu năm học. Việc xây dựng đề cương ôn tập các môn có thể thi tốt nghiệp đã được các trường sẵn sàng. Vì vậy khi Bộ công bố về các môn thi, học sinh các trường đã có vốn kiến thức nền rồi nên không có tình trạng học dồn.
“Trong quá trình học, chúng tôi yêu cầu các trường phải vừa học vừa kết hợp kiểm tra học sinh, đặc biệt không được cắt xén chương trình. Để thực hiện được điều này, chúng tôi thường xuyên kiểm tra đột xuất về tiến độ chương trình học” – ông Thái Huy Vinh nhấn mạnh.
Theo lịch thi tốt nghiệp, đến tháng 3 Bộ GD – ĐT mới công bố 6 môn thi tốt nghiệp. Tuy nhiên, theo khảo sát, hiện nay hầu hết các Sở GD – ĐT đã lên kế hoạch ôn tập cho 8 môn học có khả năng thi tốt nghiệp. Theo Bộ GD – ĐT, đề thi có ít nhất 50% yêu cầu học sinh phải hiểu và vận dụng được kiến thức, hiểu và ghi nhớ nhiều nhất là 50%.
Nhưng theo từng năm, tỷ lệ này sẽ phải có sự thay đổi, phần vận dụng kiến thức sẽ phải tăng lên. Đề vẫn tiếp tục có 2 phần: bắt buộc và tự chọn. Đối với các môn toán, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, đề thi mỗi môn sẽ bao gồm 2 phần: phần chung cho tất cả thí sinh sẽ được ra theo nội dung giao thoa giữa 2 chương trình chuẩn và nâng cao; phần riêng sẽ ra theo từng chương trình: chuẩn và nâng cao. Tuy nhiên, thí sinh được tùy chọn một phần riêng để làm bài, không bắt buộc học theo chương trình nào phải làm đề dành riêng cho chương trình đó.
Theo Tintuc