Quảng Trị: Thu hút nguồn lực từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN)
Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam chia sẻ, hiện tại có khoảng 35 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGOs) đang triển khai hoạt động tại Quảng Trị, trong đó 12 tổ chức có văn phòng dự án. Trong 10 năm qua, Quảng Trị đã thu hút được các dự án NGOs viện trợ không hoàn lại với số kinh phí lên tới trên 110 triệu USD, đóng góp gần 4% tổng số vốn đầu tư xã hội, mang lại những ý nghĩa thiết thực, quan trọng đối với công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Nguồn viện trợ PCPNN đã góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nhất là các xã nghèo thuộc vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người. Một số vấn đề xã hội mà ngân sách Nhà nước hay các nguồn vốn khác không thể đáp ứng đầy đủ như dịch bệnh, bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình…
Nguồn vốn còn tập trung hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội về y tế, văn hóa, giáo dục, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần chuyển giao kỹ thuật hiện đại, phương pháp làm việc, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.
Qua các cuộc kiểm tra, thanh tra cho thấy: trên biên giới an ninh được giữ vững, ổn định. Quan hệ giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực, công tác giải quyết các vấn đề biên giới thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý biên giới lãnh thổ, hữu nghị, hợp tác và tôn trọng các quy định pháp lý có liên quan..
Song, Sở Ngoại vụ Lạng Sơn cho biết, qua công tác kiểm tra, thanh tra cho thấy trên các tuyên biên giới của tỉnh dài, nhiều lối mở, đường mòn qua biên giới, công tác quản lý xuất, nhập cảnh qua biên giới còn sơ hở, dẫn đến tình trạng xuất, nhập cảnh trái phép của người dân còn nhiều vi phạm theo quy chế quản lý biên giới năm 2017. Đã có 141 trường hợp công dân bị phía Trung quốc bắt giữ, 989 trường hợp bị đẩy trở lại qua đường mòn biên giới.
Một số nội dung của hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam- Trung Quốc quy định chưa cụ thể, còn chung chung gây khó khăn cho địa phương trong công tác xử lý. Đặc biệt là quy trình về xây dựng thiết bị giám sát, khống chế, ngăn chặn, quy định về công trình cửa khẩu và công trình hạ tầng cửa khẩu...
Chia sẻ về những kinh nghiệm trong thanh tra ngoại giao, Phó Giám đốc Ngoại vụ tỉnh Nghệ An Trần KhánhThục cho rằng, để việc thanh tra, kiểm tra ngoại giao được thực hiện có hiệu quả, chính xác, đảm bảo được mục tiêu, ý nghĩa, khi thực hiện cần phải nghiên cứu, xem xét và thực hiện theo các bước, tập trung vào lên kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ chi tiết cho từng thành viên.
Đặc biệt, theo ông Trần Khánh Thục, công tác chuẩn bị ban đầu là hết sức quan trọng. Việc soạn thảo kế hoạch và đề cương báo cáo có tác dụng rất lớn trong quá trình thanh tra. Từ đây giúp cho đối tượng thanh tra, kiểm tra tự mình biết được đơn vị mình tốt những việc gì và những hạn chế và tồn tại nào để thời gian tới là tốt hơn
"Công tác kiểm tra thanh tra chủ yếu là tiến hành nhắc nhở, kiểm tra cùng nhau để bổ sung khắc phục những mặt chưa làm được" - Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Nghệ An nhận định.
Với mục đích là thông qua các cuộc kiểm tra để tuyên truyền, phổ biến kiến thức văn bản pháp luật về đối ngoại đến các ngành, các cấp và và giải đáp các vấn đề thắc mắc, ý kiến của cơ sở. Vì lĩnh vực đối ngoại là vấn đề mới đối với cơ sở.