(Baonghean.vn) - Hỗ trợ phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đình; Giao Thanh tra Chính phủ thanh tra việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam; Chương trình hành động cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước;... là những chỉ đạo nổi bật của Chính phủ, Thủ tướng tuần qua.

1. Hỗ trợ phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đình

images2021502_11.jpgẢnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt  chủ trương đầu tư Dự án "Hỗ trợ xây dựng và triển khai các chính sách, chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình và giải quyết vấn đề mại dâm dựa trên bằng chứng và tiếp cận quyền con người", do Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA) tài trợ.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ quản dự án.

Kết quả chính của dự án là nghiên cứu xã hội về sự thay đổi hành vi liên quan đến ưa thích con trai được tiến hành làm cơ sở cho việc xây dựng, sửa đổi Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các chính sách có liên quan.

Bên cạnh đó, ban hành tiêu chuẩn về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới. Hệ thống thu thập và báo cáo thông tin, số liệu online về bạo lực giới được xây dựng, thử nghiệm và triển khai; các chiến dịch truyền thông, vận động chính sách và thay đổi hành vi, một số mô hình với sự tham gia của nam nông dân về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới được xây dựng và triển khai.
 

2. Giao Thanh tra Chính phủ thanh tra việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

Ảnh minh họa

Ngày 02/10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình có ý kiến chỉ đạo, giao Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình có ý kiến chỉ đạo sau khi nhận được kiến nghị của một số cán bộ, diễn viên Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển phim Việt Nam (Hãng phim truyện Việt Nam), đơn kiến nghị của Hội Điện ảnh Việt Nam; Báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (số 2362/BVHTTDL-KHTC ngày 13/6/2017, số 3958/BVHTTDL-KHTC ngày 19/9/2017) về công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Thanh tra Chính phủ thực hiện việc thanh tra và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01/12/2017.

3. Chương trình hành động cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước

Ảnh minh họa

Mục tiêu của Chương trình là cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp để doanh nghiệp nhà nước giữ vững vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

Cụ thể, đến năm 2020, hoàn thành cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2017 -2020 trên cơ sở các tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó thực hiện cổ phần hóa 137 doanh nghiệp nhà nước; hoàn thành thoái vốn theo danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2017 và các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, tham gia góp vốn theo các quyết định cụ thể của Thủ tướng Chính phủ.

4. Tập trung các giải pháp phát triển dịch vụ logistics

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương tập trung triển khai, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển dịch vụ logistics được phê duyệt tại Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương tập trung triển khai, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển dịch vụ logistics được phê duyệt tại Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ; khẩn trương nghiên cứu kiến nghị tại bài báo nêu trên để xử lý theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những nội dung vượt thẩm quyền.
 

5. Tìm giải pháp gỡ khó cho cá tra xuất khẩu sang Mỹ

Ảnh minh họa

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tình hình xuất khẩu cá tra sang Mỹ.

Trước đó, báo điện tử Vietnamplus ngày 16/9/2017 có phản ánh: Trong tháng 8/2017, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 18,44 triệu USD, giảm 58,5% so với tháng 7/2017 (44,45 triệu USD) và giảm 54,8% so với tháng 8/2016 (40,8% triệu USD). Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi Mỹ tiến hành kiểm tra 100% lô hàng cá tra Việt Nam xuất khẩu từ ngày 2/8/2017 đã xuất hiện một số khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá tra.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương rà soát tình hình và có giải pháp ứng phó kịp thời; khẩn trương xử lý các kiến nghị của VASEP theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/10/2017.

6. Hoàn thiện quy định thí điểm bán đấu giá thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu

Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm bán đấu giá thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu còn chất lượng để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 3825/VPCP-V.I ngày 18/4/2017 của Văn phòng Chính phủ; trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trước ngày 15/10/2017.

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Tài chính nghiên cứu, đánh giá các vấn đề pháp lý của Công ước khung của Tổ chức Y tế thế giới về kiểm soát thuốc lá và các Nghị định thư liên quan (trong đó có bao nhiêu nước đã ký và tính pháp lý ràng buộc); đồng thời, tham khảo kinh nghiệm của một số nước trong khu vực có cùng điều kiện địa lý và kinh tế, xã hội với Việt Nam liên quan đến xử lý thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu để kiến nghị biện pháp xử lý phù hợp; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả.

7. Phó Thủ tướng chỉ đạo rà soát vị trí đặt trạm, mức thu phí BOT

Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo  về một số vấn đề liên quan đến tổ chức thu phí tại một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT.

Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các địa phương và chủ đầu tư liên quan rà soát việc đặt trạm thu phí và mức thu phí (kể cả các dự án chưa tổ chức thu)

Có giải pháp xử lý thích hợp, kịp thời, trên cơ sở khoa học và thực tiễn; đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan để không phát sinh các vấn đề xã hội phức tạp.

 

8. Điều chỉnh phương án cổ phần hóa Tổng Công ty Sông Đà

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng quyết định và chịu trách nhiệm về việc xử lý giá trị doanh nghiệp của Công ty mẹ - Tổng công ty sông Đà gồm: Dự án hầm đường bộ qua Đèo Ngang, dự án Quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Hà Tĩnh, khoản chi phí tái cấu trúc và khoản đầu tư tài chính theo quy định pháp luật.

Cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu của Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà như sau:

- Cổ phần nhà nước 229.500.000 cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ đến hết năm 2019, năm 2020 bán tiếp phần vốn nhà nước còn nắm giữ tại doanh nghiệp này xuống dưới 50% vốn điều lệ;

- Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 48 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ 822.000 cổ phần, chiếm 0,18% vốn điều lệ;

- Cổ phần bán đấu giá công khai: 219.768.000 cổ phần, chiếm 48,82% vốn điều lệ.

Thái Bình

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN