(Baonghean.vn) - Chế biến và sử dụng rượu cần là một nét đẹp văn hóa của một số cộng đồng dân tộc thiểu số trên mọi miền đất nước, trong đó có miền Tây Nghệ An.

Vào những ngày lễ, tết hay các cuộc vui của mỗi gia đình, làng bản, đồng bào dân tộc Thái, Khơ mú ở miền Tây Nghệ An thường có vò rượu cần để tất cả mọi người cùng thưởng thức. Đây là sinh hoạt văn hóa gắn bó với đời sống, phong tục của đồng bào.

Việc chế biến rượu cần thực sự rất công phu, từ lựa chọn nguyên liệu, men đến ngâm ủ đều phải tuân theo quy trình chặt chẽ, đòi hỏi phải có kinh nghiệm và tay nghề cao. Việc chế biến rượu cần thường do chị em phụ nữ đảm nhận, họ là những người khéo léo và tinh tế trong từng công đoạn.

Một số hình ảnh về chế biến rượu cần và uống rượu cần của đồng bào Thái ở miền Tây Nghệ An:

Nguyên liệu chính để làm nên rượu cần có thể là sắn, gạo tẻ hoặc gạo nếp. Trong những năm gần đây, hầu hết người dân đều sử dụng nếp để sản xuất rượu cần.
Nguyên liệu chính để làm rượu cần là sắn, gạo tẻ hoặc gạo nếp. Trong những năm gần đây, hầu hết người dân đều sử dụng nếp để sản xuất rượu cần.
Nếp được vò kỹ, rồi trộn đều với trấu (vỏ hạt lúa).
Sử dụng chiếc hông để hông chín nguyên liệu, tùy vào khối lượng để chọn chiếc hông phù hợp.
Hông nguyên liệu chính để chế biến rượu cần. 
Khi hông, đòi hỏi ngọn lửa phải đượm để nguyên liệu chín đều.
Nguyên liệu chín sau khi hông, chờ ngội sẽ được trộn với men và cho vào bình sành, sứ để ủ. Trong mỗi gia đình của đồng bào Thái thường có một vài vò rượu cần để dùng trong ngày lễ, ngày tết.
Sừng trâu, bò là dụng cụ thường dùng để tiếp nước cho vò rượu cần trong những cuộc vui.
Rượu cần không thể thiếu trong những ngày lễ, tết của một số đồng bào dân tộc như: Thái, Khơ Mú... ở miền Tây Nghệ An.
Quanh chum rượu cần, đồng bào múa, hát với tình đoàn kết cộng đồng bền chặt.

Hồ Phương

TIN LIÊN QUAN