Như đã biết bà Merkel đã tiến hành cuộc gặp với người đứng đầu của Bộ tham mưu Nga và cuộc gặp với ông Putin - đây là hành động phản bội của Đức đối với các đối tác EU, phóng viên Zbigniew Parafianovich viết.
Tờ Gazeta Prawna nhấn mạnh rằng, tất cả những hậu quả do hành vi vi phạm chế độ cô lập Nga sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến Ukraine, Ba Lan và các nước vùng Baltic.
Trước đó, người đứng đầu Bộ tham mưu Nga Valery Gerasimov bị cấm nhập cảnh vào các nước Liên minh châu Âu, Thụy Sỹ, Canada, Úc và Liechtenstein do liên quan đến sự kiện sát nhập bán đảo Crimea và cuộc chiến tranh ở miền Đông Ukraine. Tuy nhiên Thủ tướng Angela Merkel gặp ông ở Đức vào cuối tháng 7/2018.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga và Thủ tướng Đức đã diễn ra vào ngày 18/8 ở Mezeberg, cách không xa thủ đô nước này.
Phát ngôn viên chính phủ Steffen Scheibert cho biết rằng, chủ đề chính trong cuộc họp liên quan đến vấn đề từ xung đột ở Ukraine và Syria cũng như Iran và dự án đường ống dẫn khí mà Mỹ phản đối.
Kết quả, về Ukraine, bà Merkel nói bà hy vọng những nỗ lực mới sẽ được thực hiện vào đầu năm học mới để giải quyết vấn đề của lực lượng quân đội Ukraine và người ly khai tại khu vực Donbass.
Về dự án Nord Stream 2 nhằm dẫn khí đốt từ Nga đến Đức qua biển Baltic, bà Merkel nói Ukraine sẽ tiếp tục giữ vai trò trong việc trung chuyển khí đốt đến châu Âu, hoan nghênh việc Liên minh Châu Âu (EU), Nga và Ukraine bắt đầu thảo luận về vấn đề.
Liên quan đến tình hình Syria, cả hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ quan ngại về vấn đề Syria và tình hình của hàng triệu người tị nạn. Cả hai bên đồng ý nỗ lực ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Idlib, Syria và khu vực xung quanh.
Các cuộc gặp của Thủ tướng Đức đã gián tiếp phá vỡ sự cô lập Gerasimov và là sự phản bội EU. Hành động này của Đức đã và sẽ làm an ninh ở sườn Đông NATO suy yếu. Tuy nhiên các chính trị gia Đức cho rằng, việc mối quan hệ giữa Nga và Đức có dấu hiệu ấm lên là một tín hiệu tốt.
Nguồn tin này nhắc lại rằng chính những hành động yếu đuối của Đức từ trước đó đã góp phần dẫn đến kịch bản Gruzia năm 2008 và tiếp đó là sự kiện sát nhập Crimea và bây giờ hành động này cũng có thể dẫn đến một kịch bản tương tự.
Sẽ không ngạc nhiên nếu trong một vài tháng tới Nga sẽ kiểm soát cảng biển của Ukraine trên vùng biển Azov.
Các chuyên gia cho rằng, người Đức thừa hiểu khả năng tuyệt vời của Nga. Họ không ngây thơ và biết rằng hợp tác với Nga sẽ ảnh hưởng đến đồng minh của họ.
Tuy nhiên, thực tế những hệ quả của động thái này không ảnh hưởng tiêu cực tới họ, thay vào đó Ukraine, Ba Lan, các nước Baltic hoặc Romania sẽ phải gánh chịu.
Hành động này của Đức chẳng khác nào họ chống lại các đối tác châu Âu và sẽ làm cho vai trò quan trọng của họ trong EU sẽ giảm dần và mất uy tín.